102 tuổi mới phát hành album nhạc đầu tay, cụ ông chia sẻ bí quyết để sống lâu mà không "hoài phí" thời gian
Bí quyết để sống thọ và hạnh phúc thực ra không hề cao siêu, phức tạp.
- 07-12-2020Viện cớ công việc dùng điện thoại 20/24 giờ, thực hiện "buông bỏ" 60 phút/ngày trong vòng 1 tháng, tôi nhận được lợi ích không ngờ
- 05-12-2020Một khóa học nhảy dù cho tôi học được 6 thứ hay ho giúp cuộc sống ý nghĩa hơn gấp 100 lần: Đừng sống một đời hối tiếc vì đã không nắm lấy cơ hội
- 05-12-2020Phòng bệnh hơn chữa bệnh, đây là 7 lời khuyên của chuyên gia ung bướu giúp"đẩy lùi" nguy cơ ung thư: Thực hiện mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe bản thân
"Vì em anh như kẻ điên
Thiếu em, mọi thứ bỗng trở nên vô nghĩa
Trái tim này, một lòng dành cho em
Nhưng có một điều là...
Mỗi khi thức giấc thì anh lại quên tên em.."
Đó là phần điệp khúc của bài hát "I Just Can’t Remember Your Name", trong album bao gồm 10 ca khúc "Senior Song Book" phát hành tháng 11/2019. Lời bài hát là những câu bông đùa hài hước về sự lẩm cẩm của người già. Tác giả ca khúc này là cụ Alan R. Tripp, hiện đã bước sang tuổi 103. Điều thú vị là, đây là album đầu tay của cụ Alan.
"Mọi người thường hỏi tôi, làm thế nào mà tôi sống lâu đến vậy mà đầu óc vẫn còn minh mẫn thế. Câu trả lời là làm việc không ngừng, không nghỉ hưu. Và cuộc sống của bạn sẽ vẫn tiếp diễn với bất kỳ cơ may nào", cụ Alan trả lời phỏng vấn của National Public Radio.
Cụ Alan Tripp từng trải qua nhiều nghề nghiệp khác nhau từ phát thanh viên radio, chuyên gia quảng cáo, kinh doanh... Tuy nhiên, việc ra mắt album ca nhạc đầu tay vào tuổi 102 là bước đột phá không nằm trong kế hoạch cuộc đời của cụ Alan.
Khi 99 tuổi, cụ Alan đã viết một bài thơ "Best Old Friends" về những người bạn cụ mới làm quen được tại Beaumont - cộng đồng hưu trí ở nơi cụ sống - Pennsylvania. Sau đó, cụ Marvin Weisbord, 88 tuổi, cũng sống tại Beaumont đã phổ nhạc cho bài thơ này trong ngày sinh nhật lần thứ 100 của cụ Alan. Bài hát này chính nguồn cảm hứng cho album đầu tay của cụ Alan Tripp. Cụ Marvin đã đánh Piano trong album và 2 cụ cùng thu âm album này tại một phòng thu âm địa phương.
Cụ Alan cũng tiết lộ: "Tôi đang viết sách, một cuốn sách về sự huyền bí. Trước đó, tôi từng viết một số cuốn sách nhưng chưa từng viết về chủ đề sự huyền bí. Vì thế, sau khi hoàn thành phát hành album nhạc, mục tiêu tiếp theo của tôi là hoàn thành cuốn sách này". Cụ Alan Tripp từng xuất bản một vài cuốn sách vào năm 1922, năm 2006 và 2015.
Chuyên gia về tuổi thọ Nhật Bản, Tiến sĩ Shigeaki Hinohara, sống tới 105 tuổi, cũng cho biết chìa khóa để có một cuộc sống hạnh phúc và lâu dài là không ngừng lao động. Trong một bài viết trên The Japan Times năm 2009, Tiến sĩ Shigeaki Hinohara từng viết rằng, nghỉ hưu là không cần thiết nếu cần thiết, hãy nghỉ hưu thật muộn.
Từ năm 65 tuổi, Tiến sĩ Shigeaki Hinohara làm việc 18 giờ/ngày, 7 ngày/tuần với công việc là tình nguyện viên và luôn yêu từng phút giây làm công việc đó. Theo The New York Times, Tiến sĩ Shigeaki Hinohara vẫn tiếp tục làm công việc này cho tới vài tháng trước khi qua đời ngày 18/7/2017.
Biểu tượng thời trang Iris Apfel, 99 tuổi, cũng vẫn đang làm việc. Cụ đã phát hành cuốn sách "Accidental Icon" năm 2018 và vẫn đang hợp tác với nhiều thương hiệu thời trang, bao gồm cả chuỗi The Home Shopping Network.
Trong một bài phỏng vấn năm 2018 trên tạp chí Money, cụ Iris đã chia sẻ rằng, đối với cụ, nghỉ hưu là thứ gì đó còn khủng khiếp hơn cái chết. "Tôi đã chứng kiến rất nhiều người làm việc vô cùng chăm chỉ với mục tiêu được nghỉ hưu và tận hưởng cuộc sống khi về già. Nhưng mỗi sáng thức dậy, họ vẫn cảm thấy cuộc sống của mình thật trống rỗng và vô nghĩa. Nghỉ hưu như vậy thì rõ ràng là không vui chút nào".
Cụ Alan Tripp cũng có quan điểm tương tự: "Nếu bạn nghỉ hưu chỉ để không phải làm gì, bạn hẳn là một kẻ lười biếng".