MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trả lời 11 câu hỏi này, bạn sẽ không bao giờ phải hối hận khi đi mua sắm

23-12-2019 - 16:26 PM | Sống

Cuối năm là thời điểm các chị em tranh thủ mua sắm vì có nhiều ưu đãi nhưng phần lớn số đồ sale lại chỉ mua về rồi vứt xó. Để trở thành người tiêu dùng thông thái, hãy nhớ kỹ 11 câu hỏi này.

Cảm giác tội lỗi khi bỏ ra một số tiền lớn mua sắm nhưng rồi không mấy khi sờ đến không còn quá xa lạ với thời đại ngày nay. Có thể bạn sẽ không nhận ra ngay, có thể phải sau một thời gian, một tháng, một năm... Nhưng sau cùng bạn sẽ hối hận về khoản tiền bỏ ra một cách lãng phí.

Việc tiêu pha này gây nhiều hậu quả: nhẹ thì sẽ là những cái lắc đầu ngao ngán, ngẫm nghĩ xem bạn đã có thể dùng chúng vào những việc có ích hơn, cảm thấy tiếc tiền; nặng thì tức giận với bản thân hay thậm chí đi đến cảnh nợ nần. 

Nhưng luôn có cách giúp chi tiêu một cách thông minh hơn. Lần mua sắm tới, hãy hỏi bản thân những câu hỏi này để có những món đồ thật sự giá trị và hữu ích.

Tôi có khả năng chi trả cho món đồ này không? 

Trước khi đến với những câu hỏi khác, hãy chắc chắn bạn đủ khả năng mua món đồ đó. Nếu không thể mua được, bạn không có gì phải hối tiếc cả.

Đừng tốn thời gian với những món đồ quá tầm với, việc này chỉ khiến bạn rơi vào cảnh túng bấn, nợ nần.

Mất bao lâu để kiếm được số tiền đó?

Trước khi thanh toán, hãy nghĩ đến công sức, thời gian bạn bỏ ra để kiếm được số tiền đó. Cách này giúp bạn cân nhắc xem món đồ có thực sự xứng đáng hay không.

Thử lấy ví dụ: một cái túi xách trị giá 2 triệu đồng, bạn kiếm được 30.000/giờ, mỗi ngày 8 tiếng, như vậy giá trị chiếc túi là hơn 8 ngày làm công. Nếu sau câu hỏi này, bạn vẫn nghĩ nên mua chiếc túi thì hãy mua nó. 

Ngược lại, bạn không nghĩ chiếc túi xứng đáng với công sức hơn 8 ngày làm thì hãy bỏ món đồ lại.

Trả lời 11 câu hỏi này, bạn sẽ không bao giờ phải hối hận khi đi mua sắm  - Ảnh 1.

Cần mua gì kèm theo khi thanh toán món này?

Thanh toán xong xuôi không có nghĩa là bạn đã có được mọi thứ. Cần phải mua những vật dụng cần thiết đi kèm như khi bạn mua nhà, xe…

Trước khi quyết định trả tiền, hãy nghĩ về những món đồ khác cần mua cùng. Có thể áp dụng nhiều cách như:

Tiền lãi suất là bao nhiêu (nếu món hàng bạn mua có giá trị cao)? Nghĩ về cách chi tiêu mỗi ngày, tháng, năm sẽ giúp bạn nghĩ ra cách chi tra khoản nợ nhanh hơn.

Việc bảo hành có tốn nhiều tiền không?

Cần mua gì trang bị cho món hàng này? 

Ví dụ, khi nhận chăm sóc vật nuôi, cần tính đến những chi phí như: tiền mua thức ăn, quần áo, dịch vụ khám cho thú cưng,…

Hãy tính toán tổng số tiền cần chi tiêu!

Với số tiền này, tôi có thể mua thứ gì khác?

Hãy liệt kê ra danh sách các món đồ khác cần mua trong khoản tiền bạn định bỏ ra. Việc này giúp bạn có thể nhận ra: có những thứ cần thiết phải có trong khoản tiền này hơn. Vì vậy, bạn sẽ biết có nên mua nữa hay không.

Tôi đã từng tiêu phí như thế nào?

Khi chuẩn bị mua thứ gì tương tự món hàng đã từng mua, hãy tự hỏi bản thân: bạn có hối hận vì mua chúng không?

Nhớ lại quyết định cũ sẽ giúp bạn biết mình có đăng lặp lại lỗi sai hay không. Đừng đi vào vết xe đổ một lần nữa!

Tôi cần thời gian cân nhắc thêm?

Trả lời 11 câu hỏi này, bạn sẽ không bao giờ phải hối hận khi đi mua sắm  - Ảnh 2.

Đây là cách khá phổ biến và hiệu quả. Hãy dành ra ít nhất là một ngày để suy nghĩ có nên đặt mua chúng, có thời gian suy nghĩ sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn hơn. Nếu sau thời gian suy nghĩ, bạn cảm thấy món đồ đó cần thiết thì hãy mua chúng. Nhưng đa số, khi dành ra vài ngày suy nghĩ về lợi ích của món hàng, mọi người sẽ nhận ra họ không cần mua đến thế, thậm chí quên luôn khao khát mua sắm.

Nơi nào bán món hàng này tốt nhất?

Bạn có đi dạo các cửa hàng xung quanh trước khi quyết định chọn mua đồ chưa? Nếu chưa, hãy cố đi càng nhiều nơi càng tốt, dù đi là mua tại cửa hàng hay mua online.

Giá cả ở mỗi chỗ lại khác nhau, hãy chắc chắn mua được món đồ với giá hời nhất.

Tôi có thể mượn của người khác không?

Nếu món hàng không phải thứ cần dùng lâu dài, bạn nên nghĩ đến việc mượn hoặc thuê từ mọi người.

Việc này giúp bạn tiết kiệm một khoản tiền và không phải tốn công cất giữ.

Tôi nên cất thứ này ở đâu?

Nơi ở của phần đông chúng ta khá chật hẹp, và đã tốn diện tích cho kha khá đồ đạc khác, đây là câu hỏi cần thiết mỗi khi định mang thêm đồ dùng về nhà.

Chính sách đổi trả của món hàng?

Đặc biệt với món đồ có giá trị cao, chính sách đổi trả rất quan trọng khi thực hiện giao dịch mua bán. Và khi bạn không thực sự thích món hàng, bạn sẽ muốn đổi trả, lấy tiền về.

Hãy chú ý đến chính sách đổi trả, trả tiền mặt hay chuyển tiền vào tài khoản, được đổi trả trong bao lâu sau khi mua, thông tin bảo hành,…

Tôi có thực sự cần món đồ này? 

Trả lời 11 câu hỏi này, bạn sẽ không bao giờ phải hối hận khi đi mua sắm  - Ảnh 3.

Câu hỏi cuối cùng và quan trọng nhất. Nghe có vẻ dễ nên mọi người thường coi nhẹ nó.

Hãy cân nhắc thật kỹ lưỡng câu hỏi này, rõ ràng vì bạn có nhu cầu nên mới muốn mua món hàng này. Nhưng liệu món đồ  là "cần" hay "muốn".

Nếu là "muốn", hãy suy nghĩ về số tiền bạn có, số tiền để chi tiêu và dành thời gian xem mình có nên mua hay không. Có lẽ bạn sẽ muốn để lại món đồ đó và chỉ mua những thứ thật sự cần thiết, không thể thiếu. 

An Phương

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên