MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

14 năm chờ đợi tuyến metro hơn 34.000 tỷ ở Hà Nội: Tiết lộ mốc thời gian đặc biệt năm 2024

Tuyến metro Nhổn - Ga Hà Nội trị giá 34.826 tỷ đồng cuối cùng cũng có ngày dự kiến vận hành chính thức sau nhiều lần lùi tiến độ.

Vận hành chính thức vào tháng 4 năm 2024

Thông tin về ngày dự kiến vận hành chính thức tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội được ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội công bố tại Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề "Công tác tổ chức giao thông, trông giữ phương tiện và quản lý lòng đường, hè phố trên địa bàn thành phố Hà Nội" ngày 16/11 vừa qua.

Theo đó, thành phố đặt lộ trình chạy thử đoạn trên cao vào tháng 12/2023 và dự kiến vận hành chính thức vào 30/4/2024. Khi đi vào hoạt động sẽ tăng tỉ lệ vận tải hành khách công cộng và đạt mục tiêu tỉ lệ vận tải hành khách công cộng 30% vào năm 2025.

Hồi tháng 3 năm nay, TP Hà Nội đề xuất vận hành đoạn trên cao Nhổn - ga Hà Nội tháng 8/2023 thay vì cuối năm 2022 như cam kết trước đó. Tuy nhiên, đến nay mốc thời gian lại được đưa ra dịp 30/4-1/5/2024.

14 năm chờ đợi tuyến metro hơn 34.000 tỷ ở Hà Nội: Tiết lộ mốc thời gian đặc biệt năm 2024 - Ảnh 1.

Cận cảnh toa tàu đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội

Dự án đường sắt đô thị đoạn Nhổn - ga Hà Nội dài 12,5 km, đi qua 8 ga trên cao và 4 ga ngầm, trong đó đoạn trên cao Nhổn - Cầu Giấy dài 8,5 km và đoạn đi ngầm Cầu Giấy - ga Hà Nội dài 4 km. Dự án khởi công năm 2009, kế hoạch hoàn thành năm 2015, nhưng sau bốn lần lùi tiến độ, mốc hoàn thành mới của toàn tuyến dự kiến là năm 2027.

Theo quyết định phê duyệt đầu tư tại thời điểm khởi công, dự án có tiến độ hoàn thành năm 2016 với tổng mức đầu tư 18.408 tỷ đồng. Đến nay, dự án đã điều chỉnh tổng mức đầu tư lên 34.826 tỷ đồng.

Tiến độ của metro Nhổn - ga Hà Nội hiện đến đâu?

Đến thời điểm hiện tại, tiến độ tổng thể chung của dự án đạt khoảng 77,7%. Trong đó đoạn trên cao đã hoàn thành khoảng 99,5%, đoạn ngầm đã hoàn thành 36,5%.

Hệ thống thu vé được lắp đặt hoàn thiện tại tầng trung chuyển của 8 ga trên cao. Hệ thống được thiết kế theo tiêu chuẩn Châu Âu, các thiết bị có xuất xứ chủ yếu từ Pháp. Một số thiết bị của hệ thống là: máy bán vé tự động (TVM), hệ thống cửa, máy bán vé đặt tại phòng vé (TOM), máy khởi tạo thẻ (CIM), thiết bị soát vé cầm tay (PCD),…

Đồng thời, việc tháo dỡ toàn bộ hàng rào tôn bảo vệ trong quá trình thi công tại các công trường đoạn trên cao cũng đã được thực hiện.

3 gói thầu đã hoàn thiện gồm có: Gói CP01 - Tuyến đoạn trên cao, Gói CP02 - Các ga trên cao, Gói CP04 - Hạ tầng kỹ thuật Depot.

14 năm chờ đợi tuyến metro hơn 34.000 tỷ ở Hà Nội: Tiết lộ mốc thời gian đặc biệt năm 2024 - Ảnh 2.

14 năm chờ đợi tuyến metro hơn 34.000 tỷ ở Hà Nội: Tiết lộ mốc thời gian đặc biệt năm 2024 - Ảnh 3.

Nội thất bên trong toa tàu Nhổn - ga Hà Nội

Tiến độ các gói thầu còn lại của Dự án đoạn trên cao như sau:

Gói thầu CP05 - Các công trình kiến trúc khu Depot đạt 99,4%;

Gói CP06 - Thiết kế, lắp đặt hệ thống đường sắt 1: Đầu máy toa xe, thiết bị Depot, CC/SCADA, tín hiệu, thông tin và cấp điện - đoạn trên cao đạt 99,6%;

Gói CP07 - Thiết kế, lắp đặt hệ thống đường sắt 2 (E&M): Hệ thống kiểm soát môi trường, các thang máy và thang cuốn, hệ thống PCCC và hệ thống thoát nước - đoạn trên cao đạt 99,6%;

Gói CP08 - Thiết kế, cung cấp, lắp đặt hệ thống đường sắt 3: Đường sắt cho toàn bộ tuyến và các đường sắt trong Depot (bao gồm ray thứ 3) - tiến độ đoạn trên cao đạt 99,9%;

Gói thầu CP09 - Hệ thống vé - tiến độ đoạn trên cao đạt 98,3%.

Để tiến tới vận hành thử trước khi vận hành chính thức, Dự án đang tiến hành công tác đào tạo vận hành, đánh giá và báo cáo an toàn hệ thống, nghiệm thu.

Ông Lê Trung Hiếu - Phó trưởng Ban quản lý đường sắt đô thị (MRB) tuyến Nhổn - ga Hà Nội cho biết, do công tác giải phóng mặt bằng mất nhiều thời gian hơn dự kiến nên tiến độ triển khai đoạn ngầm của tuyến bị chậm so với kế hoạch.

Theo T.Hà

Đời sống & pháp luật

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên