2 câu chuyện ngắn về tư duy làm giàu khác biệt: Muốn kiếm tiền phải tìm lối đi riêng
Tại sao một số người kiếm tiền rất dễ dàng, trong khi một số khác lại chật vật mặc cho họ làm việc rất chăm chỉ? 2 câu chuyện về tư duy làm giàu thú vị sau sẽ cho bạn câu trả lời thỏa đáng.
- 01-09-2022Hôn nhân kỳ lạ của tỷ phú Warren Buffett
- 01-09-2022Trống bỏi - Tiếng trống đặc biệt gọi chú Cuội, chị Hằng về trông Trăng
- 01-09-2022Nữ y tá khoa Cấp cứu nói về những giây phút 'nghẹt thở' với nghề
Câu chuyện 1:
Harry - một cậu bé người Mỹ, mới mười lăm tuổi đã phải làm công cho một rạp xiếc. Công việc của cậu là bán đồ ăn vặt và đồ uống cho khán giả. Tuy nhiên, việc kinh doanh của rạp xiếc không được tốt, lượng khán giả mỗi ngày chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tình trạng này khiến gian hàng thức ăn của Harry ế chỏng chơ, thậm chí có ngày không bán nổi một cốc nước.
Một ngày nọ, Harry nảy ra một ý tưởng và cậu đã đề xuất cách kiếm tiền này với ông chủ: Tặng mỗi khán giả mua vé một gói đậu phộng, nhằm kéo nhiều người đến rạp xiếc hơn.
Tuy nhiên, ông chủ đã phản đối kịch liệt ý tưởng của Harry, ông cho rằng đó là một hành động ngu ngốc, không có mấy người mua vé xem xiếc mà còn phải tặng mỗi người một gói đậu phộng, thế khác gì làm ăn thua lỗ.
Sau nhiều lần nài nỉ ông chủ cho mình thử sức nhưng bất thành, cậu đã dùng đồng lương ít ỏi của mình để đặt cược. Hai người họ giao kèo, nếu ý tưởng này khiến rạp xiếc thua lỗ, khoản lỗ này sẽ trừ vào lương của cậu; nếu ngược lại, ông chủ sẽ phải chia cho cậu nửa số tiền.
Kể từ đó, Harry phụ trách bán vé cho rạp xiếc. Mỗi ngày khi rạp xiếc có buổi biểu diễn, Harry đều không ngừng tuyên truyền: "Hãy đến rạp xiếc! Mua một vé nhận ngay một gói đậu phộng miễn phí! Ai đến trước có trước!" Nghe lời mời gọi của Harry, khán giả kéo đến rạp xiếc quả thực đông hơn trước rất nhiều.
Harry hiểu hầu hết khán giả sẽ khát sau khi ăn đậu phộng, cậu nhân cơ hội này quảng bá thêm đồ uống. Đồ uống là mặt hàng vốn ít lời to, vì vậy sau mỗi buổi biểu diễn, doanh thu đều tăng gấp mấy lần so với ngày trước.
Ông chủ vui mừng nghĩ rằng Harry là một kỳ tài trong việc quảng bá. Nhưng thực ra, đậu phộng dùng để làm quà không phải là đậu phộng thông thường. Mỗi lần quết đậu phộng, Harry lại cho thêm một ít muối, cách này không những khiến đậu phộng ngon hơn, mà còn khiến khán giả thấy khát, việc kinh doanh đồ uống cũng tự nhiên được cải thiện.
Trên thực tế, khi những người bình thường muốn trở nên giàu có, họ thường chỉ chú trọng đến những món hời trước mắt mà bỏ quên những lợi ích lâu dài trong tương lai. Đây là lý do tại sao nhiều người không thể kiếm nhiều tiền cho dù họ có làm việc chăm chỉ thế nào.
Cũng giống như ông chủ rạp xiếc trong câu chuyện, ông chỉ nghĩ tặng đậu phộng miễn phí sẽ khiến rạp xiếc thua lỗ, mà không nghĩ rằng khán giả sẽ đến đông hơn nhờ món quà đi kèm đó. Nhờ gói đậu phộng, tiền ông kiếm được không chỉ là tiền vé, mà còn là tiền thức uống, tiền thức ăn vặt…
Tóm lại, muốn kiếm tiền to, trước hết phải hiểu "Thả tép bắt tôm". Nếu cứ bị ám ảnh bởi lợi nhuận nhỏ trước mắt, bạn có thể bỏ lỡ rất nhiều cơ hội kiếm tiền. Chỉ khi dám "chịu lỗ", bạn mới có cơ hội kiếm nhiều tiền hơn và trở nên giàu có.
Câu chuyện 2:
Vào thế kỷ 19, tin tức mỏ vàng ở California, Hoa Kỳ bị phát hiện lan truyền mạnh mẽ. Hàng triệu người đã đổ xô đến đó để đào vàng, trong đó có một cô nông dân 17 tuổi. Vì lượng người đào vàng quá khủng khiếp, nên hầu hết đều không đào được gì cả, kể cả cô gái 17 tuổi nhỏ bé.
Tuy nhiên, cô gái tỉ mỉ đã phát hiện ra một nguồn nước trên một ngọn núi xa. Phát hiện này khiến cô gái nhỏ bé từ bỏ việc đào vàng và bắt đầu đào mương dưới chân núi để chuyển hướng nước, tích nước thành ao. Sau đó, cô đổ đầy nước trong ao vào một cái xô gỗ nhỏ, xách nước lên thị trấn mỗi ngày chục lần để bán.
Hành động này của cô bị nhiều người đào vàng chế giễu: Có vàng không đào, mà chạy hàng chục cây số để đi bán nước mỗi ngày. Tuy nhiên, cô gái nông dân không vì thế mà từ bỏ việc bán nước.
Một năm sau, trong khi hầu hết những người đào vàng đều trở về tay không, thì cô gái nông dân đã kiếm bộn tiền từ việc bán nước và trở thành một trong số ít những người giàu có lúc bấy giờ.
Thực ra vào lúc đó, do quá nhiều người đổ đi đào vàng nên việc khai thác nguồn nước ở thị trấn trở nên vô cùng khan hiếm, cô gái nông dân đã nhận thức được điều này nên quyết định bán nước kiếm tiền.
Truyện tuy ngắn nhưng chứa đựng cả một "tư duy làm giàu". Trong nhiều trường hợp, điều khiến chúng ta không thể phất lên chính là "tâm lý đám đông". Thay vì mở mang tư duy của riêng mình và kiếm tiền theo cách người khác không thể nghĩ ra, chúng ta lại đi lại con đường mà người khác đã đi và kiếm số tiền còn sót lại của bọn họ.
Vì vậy, muốn thành công thì trước hết bạn phải biết cách kiếm tiền mà người khác chưa nghĩ ra. Trong mắt người giàu, không có "loại tiền không thể kiếm", chỉ có "cách kiếm ra loại tiền mà người khác không kiếm được".
Trên thực tế, câu trả lời cho câu hỏi "Làm sao để giàu có?" rất đơn giản: Không chỉ coi trọng những lợi ích nhỏ trước mắt, mà còn phải nhìn xa hơn để thấy những lợi ích trong tương lai, có thế mới có thể đủ "sức bền" để trụ vững trên đường đua làm giàu. Hơn nữa, con đường kiếm tiền không phải là "con đường xán lạn" đông nghẹt người, mà là "con đường đơn độc" mà người khác chưa từng bước tới.
Theo Toutiao
Trí Thức Trẻ