2 câu nói của cổ nhân xưa ảnh hưởng cả đời Lý Gia Thành: Gặp vấn đề nên nhìn xa trông rộng, đối nhân xử thế phải biết khiêm tốn và hạn chế mình
Không chỉ tỷ phú Lý Gia Thành mà rất nhiều thế hệ thành công khác đã nhận ra bí quyết quan trọng bên trong 2 câu nói sâu sắc này.
- 12-09-20198 loại thực phẩm là "máy giặt" của cơ thể, đào thải độc tố, chữa lành ngay từ bên trong
- 10-09-20197 cơ hội "đổi vận" để sớm ngày công thành danh toại: 18, 23, 30, 37, 45, 52 và 65 tuổi! Không biết nắm bắt chỉ có thể lỡ dở cả đời
- 08-09-2019Tiến sĩ y học bị cậu bé chăn trâu hỏi về cuộc sống, chỉ sau 3 câu đã á khẩu không trả lời được nhưng nhận lại bài học đáng giá cả triệu đô
Tả Tông Đường là một nhà lãnh đạo quân sự kiệt xuất cuối đời nhà Thanh, tại Trung Quốc. Ông là nhân vật lịch sử có những đóng góp vô cùng quan trọng và thiết thực cho toàn bộ nền quân sự và chính trị của Trung Hoa. Chính danh nhân Lương Khải Siêu, nhà cách mạng Trung Hoa có quan hệ mật thiết và từng giúp đỡ nhà cách mạng Phan Bội Châu trong hành trình cách mạng, đã từng nhận định rằng: "Tả Tông Đường chính là vĩ nhân đệ nhất trong suốt năm trăm năm nay".
Không chỉ để lại những thành tựu lớn cho xã hội và quốc gia, rất nhiều đường lối tư duy và những danh ngôn nổi tiếng của Tả Tông Đường cũng giúp cho thế hệ sau thay đổi cả tư duy và tìm ra con đường đúng đắn để phát triển thành công của chính mình. Lý Gia Thành cũng là một trong số đó.
"Phát thượng đẳng nguyện, kết trung đẳng duyên, hưởng hạ đẳng phúc; chọn chỗ cao lập, liền bình chỗ ngồi, hướng khoan chỗ hành".
Câu này có nghĩa là: Ước nguyện cao xa, kết duyên trung bình, hưởng phúc nhỏ bé; chọn chỗ cao mà đứng, chọn chỗ phẳng mà ngồi, chọn chỗ rộng mà đi.
Đây là câu đối của Tả Tông Đường được chính tỷ phú Lý Gia Thành vô cùng yêu thích và treo trong văn phòng làm việc để tự nhắc nhở mình mỗi ngày. Nửa vế đầu tiên chỉ cho chúng ta thấy rằng, làm người phải có lòng dạ rộng lớn và chí hướng cao xa, chỉ cầu mong duyên phận trung bình và vừa đủ để thỏa mãn, sống và sinh hoạt chỉ cần như người bình thường cũng được.
Nửa về sau lại dạy chúng ta rằng, gặp vấn đề phải nhìn xa trông rộng, đối nhân xử thế phải biết khiêm tốn và tự hạn chế mình, xử lý chuyện gì cũng phải để lại đường lui chứ không nên làm quá tuyệt tình.
Chỉ một câu đơn giản cho chúng ta thấy đạo lý to lớn ẩn giấu bên trong. Có chí thì mới có động lực, người xưa đã dạy chúng ta nuôi chí bay xa, cũng là thúc đẩy chúng ta phải sống và làm việc có mục tiêu, có lý tưởng, không tạm bợ đến đâu hay đến đấy.
Đồng thời, vì cuộc đời không hoàn mỹ, ai cũng có thất bại và khuyết điểm của riêng mình, nên chúng ta cũng phải học được cách khoan dung, cách tự thỏa mãn để không bị dục vọng, vật chất làm thay đổi tâm tính, phá hỏng lý tưởng và mục tiêu.
"Cao nhân thực sự trong thế gian chính là người hiểu được những lúc có thể thắng mà không nhất định phải thắng, có tấm lòng khiêm nhường trước người khác, có thể hiểu ý nguyện lòng người."
Tả Tông Đường là một cao thủ cờ vây, có rất ít người có thể chiến thắng ông trên bàn cờ. Một lần nọ, khi Tả Tông Đường cải trang và che giấu thân phận để đi tuần tra trong khu vực mà mình quản lý, ông bất ngờ gặp một ngôi nhà tranh có treo tấm biển: "Đệ nhất thiên hạ kỳ thủ" (người chơi cờ giỏi nhất thiên hạ).
Ông cảm thấy không phục nên lập tức tiến vào thách đấu liền ba ván. Cả ba ván cờ, chủ nhân của ngôi nhà đều thua, Tả Tông Đường vô cùng vui vẻ nói rằng: "Tốt nhất ông hãy hạ tấm biển này xuống đi." Sau đó, Tả Tông Đường vui vẻ và tự tin tiếp tục trọng trách lớn của mình.
Một thời gian sau đó, khi công việc đã kết thúc và trên đường quay trở về, Tả Tông Đường vẫn đi qua ngôi nhà kia và ngạc nhiên khi trông thấy tấm biển "Đệ nhất thiên hạ kỳ thủ" vẫn nằm nguyên đó. Lần này, Tả Tông Đường cũng tìm vào ngôi nhà tranh và thách đấu liền ba ván. Tuy nhiên, cả ba ván này, ông đều thua.
Ông lão trong ngôi nhà tranh lúc này mới cười giải thích: "Thưa ngài, trước đó ngài đến đây, thân mang trọng trách, làm việc cho xã tắc giang sơn, đương nhiên tôi không thể làm giảm nhuệ khí và sự tự tin của ngài được. Còn hôm nay, nếu ngài đã thắng lợi trở về, tôi đương nhiên sẽ cố hết sức để tranh tài công bằng cùng ngài một trận chính đáng. Việc gì đáng làm thì phải làm, dựa trên thời gian mà quyết định."
Từ đó, Tả Tông Đường mới nhận ra rằng: Cao nhân thực sự là người có tấm lòng khoan dung, biết khiêm nhường, không xem trọng được - mất hay thắng - thua. Sự khôn ngoan của trí tuệ nằm ở chỗ tỉnh táo, nhìn nhận được thiệt - hơn để từ đó dũng cảm buông bỏ và vượt qua, có thể thắng nhưng lại không nhất định phải thắng.
Là người giàu có nhất nhì Hồng Kông, tỷ phú Lý Gia Thành cũng từng phát biểu trước hàng ngàn cử nhân rằng: "Để có thể tạo nên sự khác biệt, tạo nên sự thành công, con người phải luôn học hỏi với thái độ khiêm nhường, luôn sẵn sàng đón nhận những ý tưởng mới, cũng như những thất bại mới để phá bỏ lối tư duy trì trệ cản trở chúng ta."