2 mối nguy hiểm khi dùng dầu thực vật sai cách, biến món ăn trở nên độc hại và là "thủ phạm" gây bệnh ung thư
Được quảng cáo rằng rất tốt cho tim mạch, có lượng calo thấp... xong dầu thực vật nếu sử dụng sai cách hoàn toàn có thể gây hại cho người ăn.
- 23-05-2021Cô gái 19 tuổi có niêm mạc dạ dày mỏng hơn tờ giấy, bác sĩ cảnh báo 4 loại thực phẩm tránh ăn nhiều nếu không muốn tình trạng tương tự
- 23-05-2021Dù rất ngon bổ, giải nhiệt nhưng hỗn hợp nước ép này có thể gây ngộ độc thực phẩm nếu không chú ý một điều
- 21-05-2021Những sai lầm nguy hiểm khi sử dụng màng bọc thực phẩm sẽ biến đồ ăn trở nên "độc hại", làm cả nhà rước bệnh
Dầu ăn là gia vị không thể thiếu trong các món ăn hàng ngày. Trong đó, dầu thực vật được lòng người tiêu dùng hơn cả.
Từ lâu, dầu thực vật đã được các công ty dầu ăn quảng cáo rằng có lượng calo thấp hơn so với mỡ động vật. Hơn nữa, dầu thực vật được cho là sản phẩm tốt cho trái tim. Chính vì vậy, hàng triệu bà nội trợ trên khắp các quốc gia đã từ bỏ bơ, mỡ động vật để chuyển sang sử dụng dầu thực vật, nhằm hi vọng bữa cơm gia đình sẽ lành mạnh và an toàn hơn.
Dầu thực vật được các công ty dầu ăn quảng cáo rằng có lượng calo thấp hơn so với mỡ động vật.
Tuy nhiên, mọi thực phẩm chỉ có thể đem lại lợi ích khi được sử dụng khoa học và cân bằng, nếu bạn lạm dụng thì chắc chắn sẽ có ít nhiều tác dụng phụ, và dầu thực vật cũng không ngoại lệ.
2 lưu ý cần tránh khi dùng dầu thực vật
1. Dầu thực vật thường dễ bị ôi thiu, không nên dùng trên 3 tháng
Theo các nhà khoa học Mỹ trả lời trên tờ "The Truth About Cancer": quá trình chiết xuất dầu thực vật cần sự kết hợp giữa nhiệt, áp suất và dung môi hóa học... điều này khiến cho dầu thực vật dễ bị oxy hóa hơn, bị mất đi gần như toàn bộ các chất chống oxy hóa lành mạnh và dễ bị ôi thiu.
Ngoài ra, một số loại dầu thực vật còn được hydro hóa để tồn tại trong nhiệt độ phòng lâu hơn, biến loại dầu này trở thành chất béo chuyển vị. Tiêu thụ nhiều chất béo chuyển vị có thể dẫn đến nguy cơ mắc ung thư . Một nghiên cứu của Đại học Vanderbilt cho thấy, lượng chất béo chuyển vị có liên quan đến nguy cơ tử vong gia tăng không chỉ từ nguyên nhân là bệnh tim mà từ tất cả các nguyên nhân khác.
Ở dầu thực vật thông thường, hạn sử dụng ghi trên bao bì thường là 18 tháng, thậm chí lâu hơn. Nhưng trên thực tế, hạn sử dụng này chỉ dành cho dầu ăn chưa mở nắp, dầu ăn sau khi mở nắp đã tiếp xúc với không khí, bụi bặm, tạo ra các gốc tự do peroxide, rất dễ hỏng. Sử dụng dầu ăn hư hỏng có thể gây ra các triệu chứng ngộ độc thực phẩm như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, thậm chí đẩy nhanh quá trình lão hóa, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và mạch máu não!
Một số loại dầu thực vật còn được hydro hóa để tồn tại trong nhiệt độ phòng lâu hơn, biến loại dầu này trở thành chất béo chuyển vị.
Các chuyên gia cho rằng dầu ăn đã mở nắp chỉ nên sử dụng trong 3 tháng. Bảo quản nơi khô ráo, mát mẻ. Nên lựa chọn loại dầu thực vật uy tín, có thương hiệu để không mua phải loại dầu đã được hydro hóa.
2. Lạm dụng dầu thực vật dễ hại tim, mắc ung thư
Nhiều người nghĩ rằng ăn dầu thực vật sẽ giúp cơ thể có lượng cholesterol thấp hơn, từ đó bảo vệ tim mạch. Thế nhưng, một nghiên cứu được công bố trên BMJ lại cho thấy chỉ chăm chăm dùng mỗi dầu thực vật thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch còn cao hơn.
Mỡ động vật tuy có chứa các axit béo bão hòa - thủ phạm gây xơ cứng động mạch. Xong bù lại chúng có chứa lipoprotein và axit polyenoic có lợi cho hệ tim mạch. Ngoài ra, mỡ động vật lại có khả năng chịu nhiệt tốt hơn, đáp ứng các yêu cầu chiên, rán.
Ngược lại, dầu thực vật khả năng chịu nhiệt thấp, khi được nấu ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra peroxide, đây là chất gây ung thư. Đồng thời, các thành phần dinh dưỡng và chất béo cũng bị phá vỡ, làm ảnh hưởng tới sức khỏe và hoạt động của tim mạch.
Cách ăn đúng là ăn xen kẽ dầu thực vật và mỡ động vật. Mỡ heo tương đối thích hợp hơn để chiên và xào.
Nguồn: Time, Aboluowang
Nhịp sống Việt