MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tại sao các Ngân hàng Trung ương từ chối bán vàng?

21-04-2009 - 14:56 PM | Thị trường

Trong bối cảnh các đồng nội tệ mất giá, khả năng giảm phát tăng, các Ngân hàng Trung ương vì thế sẽ có xu thế giữ vàng.

Thoả thuận vàng giữa các Ngân hàng Trung ương (CBGA) có vai trò như thế nào đối với giá vàng toàn cầu? CBGA góp phần quan trọng trong điều chỉnh giá vàng.

 

Theo nhận định của Hội đồng vàng thế giới, các Ngân hàng Trung ương sẽ không bán vàng ra nhiều như trước đây (theo như thoả thuận trên).

 

Theo thoả thuận này, các Ngân hàng Trung ương trên thế giới trong khoảng thời gian 6 tháng của năm thứ 5 và năm cuối cùng mới chỉ bán ra 91 tấn vàng trong khi mức cho phép trong thoả thuận lên tới 500 tấn. Thoả thuận này sẽ hết hạn vào tháng 9/2009. Tổng mức bán vàng cho phép trong 5 năm là 2.500 tấn.

 

Tổng lượng vàng bán ra trong năm 2007-2008 là 358 tấn và doanh số năm 2006-2007 là 457,8 tấn.

 

Tốc độ bán đã chậm lại và nhiều khả năng vẫn đứng ở mức thấp cho đến năm thứ 5.

 

Thoả thuận CBGA đã được điều chỉnh năm 2004 bởi 15 Ngân hàng Trung ương châu Âu sau khi thoả thuận trước đó được ký kết năm 1999 hết hạn.

 

Trong 4 năm đầu tiên theo thoả thuận, 1.727 tấn vàng đã được bán. Tính đến cuối năm 2008, nước và tổ chức nắm giữ nhiều vàng nhất trên thế giới là Mỹ, Đức, Quỹ tiền tệ quốc tế, Ý, Pháp và Thuỵ Điển.

 

Thời hạn tiếp theo cần chú ý đến là ngày 26/09/2009. Đó là khi Thoả thuận vàng giữa các Ngân hàng Trung ương hết hạn. Thoả thuận đầu tiên được ký năm 1999 và có một mục tiêu khá tham vọng. Ngân hàng Trung ương thuộc các nước châu Âu đồng ý hạn chế và công bố doanh số bán vàng.

 

Lý do chính là Ngân hàng Trung ương các nước châu Âu giữ vàng như một tài sản dự trữ. CBGA đầu tiên vào năm 1999 quản lý 43,6% dự trữ vàng của thế giới. CBGA thứ hai được ký kết năm 2004 hạn chế doanh số bán vàng hàng năm là 500 tấn. Khi Liên minh châu Âu ngày một mở rộng, CBGA kiểm soát 46,1% trữ lượng vàng thế giới.

 

Người ta có thể hỏi tại sao các Ngân hàng Trung ương hạn chế bán vàng? Cũng giống như tiền giấy, Ngân hàng trung ương nắm vàng như một phương tiện dự trữ chính. Tuy nhiên cách đây 10 năm, năm 1999, giá vàng mới chỉ đứng ở mức 252USD/ounce. Điều này có nghĩa là giá trị của tài sản dự trữ giảm.

 

Khi thị trường vàng lo ngại việc các Ngân hàng Trung ương tiếp tục bán vàng ra thị trường có thể khiến nguồn cung trên thị trường trở nên quá lớn trong thời điểm nhu cầu không cao, người ta phải đặt ra một mức sàn. Để đảm bảo với thị trường rằng việc bán vàng của Ngân hàng Trung ương không nhấn chìm giá vàng, CBGA được ký kết,

 

Từ đó đến nay, việc bán vàng của các Ngân hàng Trung ương luôn được công bố minh bạch.

 

Điều gì sẽ xảy ra nếu thoả thuận vàng hiện nay với thời hạn 5 năm kết thúc vào ngày 26/09/2009, nhiều khả năng người ta sẽ đưa ra một thoả thuận mới.

 

Cũng nên tính đến khả năng các Ngân hàng Trung ương ngừng ký kết thoả thuận. Ngân hàng Trung ương trên toàn cầu nắm giữ nhiều USD và trái phiếu chính phủ Mỹ. Hiện nay, nhà đầu tư trên thị trường có khả năng tiếp cận với vàng tốt hơn năm 1999 rất nhiều. Các quỹ giao dịch vàng (ETF) hiện nắm khoảng 1 nghìn tấn vàng, đứng thứ 6 trên thế giới sau Mỹ, Đức, Pháp, IMF và Ý.

 

Vì thế khả năng lớn là các Ngân hàng Trung ương sẽ tiếp tục muốn giữ vàng trong năm nay khi các đồng tiền trên thế giới trượt giá, khả năng giảm phát và suy thoái ngày một lớn, vàng càng trở nên quý giá hơn bao giờ hết.

 

Ngọc Diệp

Theo CommodityOnline

 

ngocdiep

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên