MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Paul Krugman lo ngại Mỹ và châu Âu sẽ bước vào “thập kỷ mất mát”

14-05-2009 - 15:00 PM | Tài chính quốc tế

Ông cho rằng kinh tế thế giới sắp lập đáy suy giảm.

Kinh tế gia đạt giải Nobel Prul Krugman cho rằng nước Mỹ có thể bước vào một “thập kỷ mất mát” giống Nhật trước đây nếu chính phủ không đưa ra biện pháp mạnh tay để cứu kinh tế và “làm sạch” hệ thống ngân hàng.

 

Ông Krugman nói: “Chúng ta đang tiến hành những biện pháp nửa vời, nền kinh tế biến chuyển trì trệ, chúng ta đang đưa ra các biện pháp giúp các ngân hàng tồn tại nhưng không phát triển. Chúng ta đang tiến hành những biện pháp giống như Nhật thập niên 1990.”

 

Ông lo ngại Mỹ và khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ bước vào thập kỷ mất mát giống Nhật trước đây.

 

Ông nhận xét kế hoạch thanh tra 19 ngân hàng lớn không giải quyết được vấn đề liệu các ngân hàng có đủ vốn để phục vụ tốt vai trò của họ trong nền kinh tế.

 

Ông phát biểu với báo giới: “Rõ ràng chính quyền sẽ không đưa ra các biện pháp củng cố các ngân hàng trong thời gian gần. Nếu có, hẳn họ đã tạm thời quốc hữu hoá Citigroup và Bank of America.”

 

Ông Krugman đánh giá cao những kế hoạch kích thích tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc tuy nhiên ông chưa thấy phía Trung Quốc đưa ra cam kết nào về việc chuyển hướng sang mô hình tăng trưởng phụ thuộc vào nội địa.

 

Nhận định về tình hình về kinh tế thế giới, ông nói: “Kinh tế toàn cầu đang suy giảm với tốc độ chậm lại và chúng ta có thể sớm thấy đáy, tuy nhiên không có nghĩa kinh tế thế giới sẽ hồi phục hoàn toàn.”

 
Thập kỷ mất mát của Nhật những năm 1990
 

Thập kỷ mất mát là tên gọi thời kỳ trì trệ kinh tế kéo dài của Nhật Bản suốt thập kỷ 1990. Sau khi bong bóng tài sản vỡ vào những năm 1990-1991, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản thấp hẳn đi.

 

Bình quân hàng năm trong suốt thập niên 1990, tổng sản phẩm quốc nội thực tế của Nhật Bản lẫn tổng sản phẩm quốc dân bình quân đầu người chỉ tăng 0,5%, thấp hơn so với hầu hết các nước công nghiệp tiên tiến khác. Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng nhanh qua từng năm.

 

Nhà kinh tế học Hoa Kỳ đoạt giải Nobel năm 2008 là Paul Krugman cho rằng chính bẫy thanh khoản đã làm cho nền kinh tế Nhật Bản trì trệ kéo dài. Bẫy thanh khoản xảy ra khi năng lực sản xuất tương lai thấp hơn năng lực sản xuất hiện tại.

 

Chi tiêu công cộng của Chính phủ đã hướng hết vào các công trình công cộng vô bổ.

 

Chính sách tài chính của Nhật Bản không được thiết kế với mục tiêu tối đa hóa tác động vĩ mô của nó. Đáng lẽ, các gói kích cầu phải chủ yếu dành cho chi tiêu vào mạng lưới an sinh xã hội và giảm thuế tiêu dùng, chứ không nên dựa vào chi cho câc công trình công cộng và giảm thuế chung chung như chính phủ Nhật Bản đã thực hiện.

 

Phần chi tiêu công cộng do các chính quyền địa phương triển khai không đủ mức đề ra do các chính quyền này đã dùng một phần gói kích cầu để bù đắp thâm hụt ngân sách địa phương. Các công trình công cộng địa phương đã không có tác dụng nâng cao năng suất của vốn đầu tư tư nhân.

 

Giá trị các gói kích cầu nhỏ, không đủ vực dậy nền kinh tế

Ngọc Diệp

Theo Reuters,Wiki

ngocdiep

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên