MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

CEO Dragon Capital: Cơ hội tốt để đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng

"Nếu là NĐT có tầm nhìn dài hạn thì hiện nay là cơ hội tốt để đầu tư vào ngành NH. Song không có nghĩa là không có rủi ro khi bỏ vốn vào cổ phiếu NH lúc này".

Trước chiều hướng đi lên của TTCK, giới đầu tư kỳ vọng vào sự phục hồi của nền kinh tế cuối năm nay và cho rằng, thời điểm này là cơ hội tốt để bỏ vốn vào cổ phiếu ngân hàng, vì đây là ngành phục hồi đầu tiên khi nền kinh tế ổn định trở lại.

Ông Dominic Scriven, GĐ điều hành Công ty Quản lý Quỹ Dragon Capital đã trao đổi về vấn đề này.

Dragon Capital đã từng đầu tư khá nhiều vào lĩnh vực tài chính, cổ phiếu NH có còn là đích nhắm của Dragon Capital hiện nay không?

Dragon Capital không loại trừ việc bỏ vốn vào cổ phiếu NH, nếu có cơ hội. Tôi cho rằng, nếu là NĐT có tầm nhìn dài hạn thì bối cảnh hiện nay là cơ hội tốt để đầu tư vào ngành NH. Song điều đó cũng không có nghĩa là không có rủi ro khi bỏ vốn vào cổ phiếu NH trong lúc này.

Vậy theo ông, rủi ro đáng lưu ý nhất đối với NH Việt Nam hiện nay là gì?

Là quản trị. Không hẳn quản trị của các NH Việt Nam yếu, nhưng do đây là yếu tố quan trọng của một ngành nhạy cảm nên cần được quan tâm.

Trong 2 năm qua, chúng ta đã thấy cực kỳ rõ trên thế giới là ngành NH có rủi ro và rủi ro cao hơn các ngành khác. Vì nó rủi ro lớn, nên những người tham gia (công tác tại NH cũng như giới đầu tư vào cổ phiếu NH hoặc gửi tiết kiệm...) cũng phải có khả năng chịu rủi ro về chính sách và biến động của thị trường tiền tệ.

Sự tăng trưởng tín dụng những tháng đầu năm nay là một chỉ báo cho thấy các ngân hàng đã phục hồi, liệu điều này có đúng và có tốt cho các ngân hàng?

Hoạt động tín dụng của ngành NH phát triển trong những tháng đầu năm nay là chuyện đáng mừng, không những đối với các NH, mà còn đối với nền kinh tế, bởi nguồn vốn cho vay ra là động lực thúc đẩy phát triển.

Trên thế giới, để ổn định tình hình các định chế tài chính gặp khủng hoảng, nhiều nước đã phải yêu cầu các ngân hàng giảm tổng tài sản (giảm quy mô cho vay).

Tại Việt Nam, trong năm ngoái trước bối cảnh khó khăn, một số NH có điều chỉnh giảm tổng tài sản, nhưng chỉ ở mức nhẹ. Song năm nay, theo số liệu thống kê thì các NH không những giảm mà lại tăng tổng tài sản. Đây là vấn đề tốt, tất nhiên là các NH cũng phải cân đối rủi ro, nhưng về cơ bản xu hướng này là tốt.

Nhưng tín dụng tăng trưởng bao giờ cũng gắn kèm với rủi ro nợ xấu. Các chuyên gia đang nói nhiều về nguy cơ này, liệu đây có phải là mối quan ngại “hơi quá” không, thưa ông?

Theo tôi, nợ quá hạn và nợ xấu của ngành NH Việt Nam đến hôm nay chưa phải là vấn đề đáng lo ngại. Nhưng rõ ràng, điều đó phải được chú ý đến, bởi khó khăn kinh tế chưa hết. Có thể trong năm nay GDP tăng chậm hơn năm trước thì khó khăn vẫn còn.

Trong năm tới, nếu GDP của Việt Nam tăng hơn năm nay, hoạt động ngành NH sẽ đá hơn. Song nếu khó khăn từ nền kinh tế chung toàn cầu còn ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam trong năm tới thì còn ảnh hưởng đến hoạt động và gây khó khăn cho hệ thống NH.

Vậy ông dự báo thế nào về diễn biến kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng trong những tháng cuối năm?

Các con số, kể cả số liệu, dữ liệu về hoạt động kinh tế chưa có gì khả quan lắm. Nhưng trên thị trường cổ phiếu toàn cầu, trong đó có Việt Nam, dù có lên có xuống nhưng xét 3 tháng gần đây thì xu hướng lên nhiều hơn.

Lý luận giải thích về việc này là các thị trường đang nhìn vào tương lai, phục hồi trước khi nền kinh tế thật sẽ bắt đầu phục hồi vào cuối năm nay. Nhưng điều đó không có nghĩa là hoàn toàn đúng và có thể các thị trường chưa đánh giá đúng tương lai.

Hiện có một nỗi lo vẫn còn đó là tổng cầu bị suy giảm, tiêu dùng trên thế giới đã giảm với con số rất lớn. Mà tiêu dùng tại các nước phát triển, chẳng hạn Mỹ chủ yếu là từ nợ vay, nhiều người nói nợ của Mỹ phải giảm xuống. như vậy tiêu dùng sẽ xuống. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới các nước xuất khẩu tại châu á, trong đó có Việt Nam. Đây chính là vấn đề rất cần quan tâm hiện nay.

Theo Thùy Vinh
ĐTCK

phuongmai

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên