MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Kinh tế châu Á đón tín hiệu ổn định trở lại

21-05-2009 - 14:13 PM | Tài chính quốc tế

Kinh tế châu Á nửa sau năm 2009 có triển vọng tốt nhờ hai yếu tố: các kế hoạch kích thích kinh tế và Trung Quốc.

Bên ngoài Trung Quốc, nhiều nền kinh tế châu Á khác đang có dấu hiệu tốt.

 

Trung Quốc, mới bắt đầu với mô hình phát triển, hiện đang nhập khẩu 20% lượng hàng xuất khẩu châu Á. Điều này đồng nghĩa với việc kinh tế của một nửa nhóm nước là đối tác thương mại của Úc đang ổn định trở lại, sớm hơn nhiều so với dự kiến.

 

20 năm qua, Trung Quốc dần khẳng định vị thế là trung tâm xuất khẩu của châu Á.

 

Phần lớn các nước châu Á có thặng dư thương mại với Trung Quốc bởi họ xuất khẩu linh kiện, phụ tùng sang Trung Quốc, số linh kiện phụ tùng này sau đó được lắp đặt và tái xuất khẩu sang những nước thế giới thứ Ba trên toàn thế giới, chủ yếu là Bắc Mỹ và châu Âu.

 

Vì thế kinh tế Trung Quốc, cho đến nay căn bản vẫn phụ thuộc vào dòng vốn đầu tư và xuất khẩu, sẽ đi tiên phong. Thời kỳ khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998, Trung Quốc đi đầu trong con đường hồi phục.

 

Ông Subir Gokarn, chuyên gia kinh tế trưởng tại cơ quan xếp hạng tín dụng Standard & Poor's khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cho biết một số thành viên trong nhóm cộng đồng dự báo kinh tế đã điều chỉnh tăng đối với triển vọng kinh tế Trung Quốc.

 

Standard & Poor's tuy nhiên vẫn không thay đổi dự báo về triển vọng của kinh tế Trung Quốc năm 2009 (dự kiến từ 6,3% đến 6,8% trong năm 2009).

 

Ông Daniel Melser, chuyên gia kinh tế cao cấp tại cơ quan xếp hạng tín dụng Moody, nhận xét số liệu mới nhất cho thấy bằng chứng tăng trưởng kinh tế có thể đã lập đáy.

 

Theo ông Melser, tháng 1 và tháng 2/2009 đánh dấu khoảng thời gian tệ hại nhất của xuất khẩu châu Á, tháng 3 và tháng 4/2009, xuất khẩu đã có hồi phục nhẹ. Dù số liệu vẫn còn biến động, diễn biến trên rất đáng để lạc quan.

 

Ông cảnh báo những vấn đề hiện nay của châu Á đã không chỉ còn trong phạm vi lĩnh vực thương mại, mà còn là tiêu dùng vốn giảm và thị trường lao động đầy khó khăn.

 

Ông nhận xét với việc định hướng phát triển giảm phụ thuộc vào Mỹ, châu Á sẽ có điều kiện hơn trong việc cân bằng tăng trưởng kinh tế. Thế giới sau khủng hoảng sẽ không có lợi cho mô hình phát triển dựa vào xuất khẩu của châu Á.

 

Việc tái cơ cấu nền kinh tế các nước thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương theo hướng tập trung vào tiêu dùng nội địa và dịch vụ là một thách thức lớn khi xét đến áp lực chính trị để làm những gì cần thiết giúp hồi phục xuất khẩu và thị trường việc làm.

 

Chuyên gia kinh tế trưởng Huw McKay của Westpac nhận xét những vấn đề của hệ thống tài chính đã đẩy một số nước phương Tây và Đông Âu vào sa lầy không tồn tại ở các nước châu Á.

 

Cơ quan phân tích kinh tế IMA châu Á điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2009 (không tính Nhật) thêm 0,5% lên mức 2,9%, nguyên nhân chính do nhu cầu nội địa tại Trung Quốc và Ấn Độ tăng.

 

Tuần trước, cơ quan này lại thay đổi dự báo lần nữa do xuất khẩu Hàn Quốc tăng và tăng trưởng vững bền tại Indonexia và Philippin.

 

Giám đốc điều hành của IMA, ông Richard Martin cho rằng vấn đề chính ở đây là xuất khẩu suy giảm, tuy nhiên mối liên hệ chặt chẽ về thương mại với Trung Quốc sẽ đóng vai trò quan trọng trong tốc độ và khả năng hồi phục của nhiều khu vực ở châu Á.

 

Một yếu tố khác quyết định đà hồi phục của châu Á là tốc độ và quy mô của các kế hoạch kích thích tài chính.

 

Ông Martin nhận xét: “Mỗi chính phủ trong khu vực công bố doanh thu giảm, tuy nhiên phần lớn họ vẫn có thể tăng chi tiêu bằng tiền từ dự trữ tiền tệ của mình, tiền thu được từ các đợt phát hành trái phiếu bằng đồng nội tệ và ngoại tệ nhờ tiền sử tài khoá tốt.”

 

Theo ông Martin, hai thị trường tốt nhất tại châu Á hiện nay là Úc nhờ xuất khẩu hàng hoá mạnh mẽ sang Trung Quốc, Hồng Kông với mối liên hệ trong ngành dịch vụ. Hàn Quốc hưởng lợi nhiều từ việc nhu cầu nội địa Trung Quốc tăng, đồng nội tệ hạ giá. Gần đây, đồng won lại tăng giá trở lại.

 

Về dại hạn, sự ổn định của khu vực sẽ ngày một tăng nhờ quyết định thành lập quỹ khẩn cấp 120 tỷ USD với sự đóng góp từ các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam (ASEAN), Trung Quốc, Nhật và Hàn Quốc.

 

Bộ trưởng Thương mại Úc, ông Simon Crean tuần trước tuyên bố: “Chúng ta đang kinh doanh với một bộ phận của thế giới vẫn đang tăng trưởng mạnh, đó là Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nước thuộc Đông Nam Á.”

 

Tại Ấn Độ và Indonexia, thành công về mặt chính trị tạo đà quan trọng cho việc phục hồi.

 

Kinh tế Ấn Độ đang có dấu hiệu tăng trưởng tốt nhờ kế hoạch kích thích tăng trưởng kinh tế của chính phủ. Các chuyên gia kinh tế đánh giá cao đường lối kinh tế của Đảng mới thắng cử tại Ấn Độ.

 

Thị trường chứng khoán nước này tăng 17,4% vào ngày kết quả bầu cử được công bố, đã có lúc thị trường ngừng giao dịch bởi các chỉ số đều tăng vượt biên độ cho phép.

 

Lòng tin người tiêu dùng cải thiện trong tháng 2/2009.

 

Tổ chức nghiên cứu kinh tế và thị trường Datamonitor nhận xét đáy suy giảm của sản xuất đã được lập, lòng tin người tiêu dùng đang cải thiện.

 

Tại Hồng Kông, có dấu hiệu cho thấy nhu cầu nội địa sẽ tăng trở lại trong quý 3/2009 bất chấp việc thất nghiệp tăng cao. Sự phục hồi của Trung Quốc cũng sẽ đóng vai trò quan trọng giúp vực dậy Hồng Kông.

 

Nhà đầu tư đang quay trở lại thị trường bất động sản, doanh số bán căn hộ tháng 4/2009 lên tới 7710 căn, cao hơn nhiều so với mức 4410 căn của tháng 3/2009.

 

Tại Đài Loan, mọi chuyện cũng đang diễn biến theo chiều hướng tích cực hơn, đặc biệt từ khi lãnh thổ này mở cửa đón làn sóng đầu tư từ Trung Quốc. Những cuộc bàn thảo về thoả thuận khung hợp tác kinh tế Trung Quốc – Đài Loan đang được khởi động.

 

Thị trường chứng khoán Đài Loan tăng 45% trong năm nay, mức tăng của các thị trường Indonexia, Hồng Kông, Ấn Độ, Philippin, Singapore và Thái Lan từ 20% đến 35%.

 

Yếu tố trên sẽ giúp cải thiện lòng tin nhà đầu tư, các dự án đầu tư của chính phủ và tư nhân sẽ tăng trưởng tốt trong nửa sau năm 2009.

 

Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng tốt và hưởng lợi từ nhu cầu nội địa.

 

Tháng 2/2009, xuất khẩu tăng trưởng 48,2% so với cùng kỳ năm trước.

 

Ngọc Diệp

Theo The Australian News

ngocdiep

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên