MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

TTCK các nước mới nổi sẽ tăng trưởng vượt xa TTCK phương Tây

08-06-2009 - 07:41 AM | Tài chính quốc tế

Chỉ số FTSE của TTCK các nước mới nổi đã hồi phục 41,1% từ đầu năm đến nay và 60,8% nếu so với mức thấp thiết lập vào tháng 3/2009.

Việc thị trường chứng khoán các nước mới nổi tăng điểm mạnh mẽ trong năm nay khiến người ta tin nhiều hơn vào khả năng tách bạch giữa các nền kinh tế - quan điểm cho rằng nền kinh tế những nước này sẽ vẫn tăng trưởng mạnh bất chấp việc kinh tế các nước phát triển đi xuống mạnh.

Từ đầu năm đến nay, thị trường chứng khoán các nước mới nổi tăng trưởng mạnh hơn các nước phát triển rất nhiều. Chỉ số FTSE của TTCK các nước mới nổi đã hồi phục 41,1% từ đầu năm đến nay và 60,8% nếu so với mức thấp thiết lập vào tháng 3/2009.

Chỉ số FTSE của TTCK các nước phát triển trên thế giới trong khi đó chỉ tăng 7,2% từ đầu năm và 31.4% tính từ đầu tháng 3/2009.

Ông Jim O’Neill, chuyên gia kinh tế trưởng tại Goldman Sachs, dự báo kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm nay bất chấp những gì đang diễn ra tại các nền kinh tế phương Tây.

Ông cho biết nguyên nhân đằng sau dự đoán của ông là nền kinh tế các nước mới nổi đang có sự thay đổi về cấu trúc, chuyển trọng tâm sang tiêu dùng nội địa.

Ông nói: “Tương phản hoàn toàn với những gì người ta dự báo, Trung Quốc sẽ vẫn có thể tăng trưởng hơn 8% bất chấp khủng hoảng thế giới, ngoài ra còn dấu hiệu cho thấy chính phủ mới tại Ấn Độ sẽ có thể mang đến nhiều cải cách tốt cho kinh tế nước này. Sau 5 năm nữa, tăng trưởng nhu cầu nội địa của Trung Quốc và Ấn Độ lên tới 10%/năm.”

Ông Vikram Pandit, giám đốc điều hành của Citigroup, nhận định kinh tế Trung Quốc, Ấn Độ và Nga rồi sẽ trở thành động lực tăng trưởng chính của thế giới trong một khoảng thời gian.

Trong nhóm 4 nước Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc (BRIC), ông cho rằng kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ tăng trưởng lần lượt 6% và 5,1% trong năm nay còn kinh tế Brazil và Nga có thể suy giảm 1% và 6,4%.

Kinh tế Nga hiện đang chịu nhiều tác động bởi hệ thống ngân hàng yếu, phụ thuộc vào dầu mỏ và một số vấn đề về chính trị.

Ngọc Diệp

Theo FT


ngocdiep

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên