MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ngân hàng Mỹ: trả tiền nhưng sẽ không có tự do

18-06-2009 - 17:10 PM | Tài chính quốc tế

Ngay cả sau khi đã trả tiền, những ngân hàng nào thuộc diện “quá lớn để sụp đổ” sẽ phải thực hiện yêu cầu chặt chẽ hơn về vốn và thanh khoản.

Số tiền do các ngân hàng lớn trả lại sẽ được nhóm các ngân hàng nhỏ sử dụng.

Từ khi kinh tế Mỹ gặp khó khăn vào tháng 10/2008, những ngân hàng Mỹ giống như người mới thoát cảnh đắm tàu, họ buộc phải mặc vào những chiếc phao cứu sinh của chính phủ bất chấp lời phàn nàn từ một số bên rằng họ hoàn toàn có khả năng tự tồn tại. 

Sau hồi tranh luận bất tận về hạn chế mà các ngân hàng phải chịu khi nhận hỗ trợ, những ngân hàng mạnh nhất nay đã hồi phục. 10 ngân hàng lớn nhất đã trả lại chính phủ 68 tỷ USD. 9 trong số 10 ngân hàng này đã thành công vượt qua đợt thanh tra vào tháng 4/2009 của chính phủ. 

Các ngân hàng có thể tăng được lượng vốn họ cần nhờ biến động tích cực gần đây trên thị trường, các ngân hàng mạnh có thể tăng vốn một cách dễ dàng mà không phải bán tống tháo số tài sản thanh khoản cuối cùng của họ. Kế hoạch kết hợp đầu tư nhà nước – tư nhân để mua lại khoản vay và chứng khoán độc hại nay đã bị bỏ qua.

Điều này xảy ra không phải lần đầu tiên, đó là khi tài sản độc hại ăn vào các bảng cân đối kế toán. Nếu tình hình kinh tế đi xuống, người ta lo ngại chính những ngân hàng trả lại tiền đầu tiên này sẽ buộc phải xin hỗ trợ lần hai, dù điều này chắc hẳn không mấy vẻ vang. 

Các quan chức tính toán rằng các ngân hàng đã buộc phải tăng lượng vốn nhiều hơn so với nhu cầu thực tế để chuẩn bị cho thời kỳ xấu hơn, và ngoài ra cũng để chứng minh họ có thể phát hành được nợ mà không cần đến đảm bảo từ chính phủ,

Ngày 09/06, Cơ quan giám sát Quốc hội Mỹ công bố báo cáo trong đó đặt ra câu hỏi lớn về độ tin cậy của các số liệu mà các ngân hàng cung cấp trong đợt thanh tra, họ cũng lo ngại cơ quan thanh tra chưa nắm được hết rủi ro trong việc phân loại các tài sản, đặc biệt là tài sản bất động sản thương mại nay đang ngày một xấu đi. Cơ quan kêu gọi tiến hành một đợt thanh tra mới, bởi tỷ lệ thất nghiệp dự kiến sẽ tăng nhanh hơn cả tỷ lệ thất nghiệp đưa ra trong bối cảnh kinh tế xấu nhất của đợt thanh tra.

Cuộc thanh tra được tiến hành xét đến 2 khả năng của nền kinh tế. Khả năng thứ nhất: tỷ lệ thất nghiệp năm 2010 lên tới mức 8,8%, giá nhà đất tiếp tục hạ thêm 14% trong năm 2009. Khả năng thứ hai: tỷ lệ thất nghiệp năm 2010 lên tới 10,3%, giá nhà đất hạ thêm 22% trong năm 2009.

Vẫn còn nhiều lý do để thận trọng. Ngay cả những ngân hàng mạnh nhất, trong đó có cả những ngân hàng khăng khăng họ không cần sự giúp đỡ, trên thực tế vẫn phụ thuộc vào chính phủ thông qua kênh hỗ trợ thanh khoản. 

Chương trình đảm bảo nợ hết hạn vào tháng 10/2009 nhưng nhiều khả năng sẽ phải kéo dài thời hạn. Hơn thế nữa, những ngân hàng trả lại tiền chính phủ vẫn chưa biết cái giá họ phải trả là gì khi đột ngột hủy giao kèo với chính phủ (chính phủ trước đây đã có đưa ra yêu cầu mua cổ phiếu phổ thông trong 10 năm).

Các ngân hàng sẽ phải đương đầu với nhiều ràng buộc, ngay cả khi không còn tham gia chương trình giải trừ tài sản xấu (TARP). Chính phủ đang cân nhắc đưa ra khung chương trình cải tổ ngành tài chính mới. Theo đó, những ngân hàng nào thuộc diện “quá lớn để sụp đổ” sẽ phải thực hiện yêu cầu chặt chẽ hơn về vốn và thanh khoản. 

Theo quy định về lương cho bộ phận điều hành được đưa ra ngày 10/06, ngân hàng đã tham gia nhiều chương trình hỗ trợ từ chính phủ như Citigroup sẽ được đặt vào tầm kiểm soát của một giám sát mới, người có thể phủ quyết kế hoạch lương thưởng đối với nhân sự cao cấp. 

Tất cả ngân hàng từng tham gia chương trình TARP không thoát khỏi hạn chế về lương thưởng. Ngân hàng nào không nhận tiền từ chính phủ sẽ không chịu hạn chế đặc biệt nhưng cổ đông sẽ quan tâm sát sao hơn đến vấn đề lương bổng, chính phủ và các nhà điều tiết thị trường cũng sẽ không bỏ qua vấn đề này.

Chắc hẳn còn rất nhiều ngân hàng muốn càng sớm càng tốt trả lại tiền cho chính phủ. Một phần nguyên nhân là bởi họ sợ mất nhân sự cao cấp vào các ngân hàng đã hoàn thành xong việc trả tiền. Morgan Stanley muốn nhanh chóng trả tiền là bởi họ lo ngại Goldman Sachs đang hút đi tài năng của họ.

Đối với nhóm ngân hàng còn lại, triển vọng còn rất nhiều điều đáng lo. Ngân hàng Wells Fargo và Bank of America đang hy vọng sẽ nằm trong nhóm trả tiền đợt hai.

Tại Citigroup, ngân hàng nhiều khả năng sẽ phải để chính phủ sở hữu tới 34% cổ phần, mọi chuyện không thoải mái như vậy. Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi Mỹ (FDIC), tập đoàn đang có nhiều ràng buộc với tổng lượng tiền gửi 290 tỷ USD tại Citigroup, hiện không hề cảm thấy thuyết phục với kết quả đợt thanh tra. Họ đang vận động lập nên một ban điều hành mới để đưa thêm người có kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng thương mại vào. 

Các ngân hàng trả lại tiền, số tiền trong quỹ TARP sẽ lên tới 170 tỷ USD, khả năng phải xin thêm tiền từ Quốc hội đã giảm bớt. Tiền sẽ được dùng cho nhiều mục đích, giảm số nợ hay ít nhất là giảm mức nợ tăng dần. Bộ trưởng Tài chính Mỹ muốn duy trì một sân chơi bình đẳng bằng việc giúp đỡ các ngân hàng nhỏ hơn. 

Ngân hàng nhỏ cũng thận trọng với tiền từ TARP chẳng kém gì các ngân hàng lớn. Ngân hàng nào với nhiều hoạt động trong thị trường bất động sản thương mại còn cảnh giác hơn nữa. 

Trường hợp xấu nhất, khoảng hơn 2 nghìn ngân hàng cộng đồng và ngân hàng khu vực có thể sụp đổ hay bị buộc phải sáp nhập. Như vậy chiếc phao cứu sinh cho các ngân hàng nhỏ là cần thiết, thế nhưng nếu mọi chuyện xấu đi, hồi cáo chung của nhiều ngân hàng nhỏ không thể tránh khỏi.



Theo Economist
Ngọc Diệp

ngocdiep

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên