5 yếu tố tác động đến TTCK Việt Nam và xu hướng thị trường tuần tới
So với ACB (ACB có thế mạnh lợi nhuận, quản lý) thì Vietcombank có thế mạnh thương hiệu, thị phần lớn, vốn lớn nên được đánh giá tương đương.
Tiến sỹ Nguyễn Trọng Nghĩa - Giám đốc Khối Phân tích và Tư vấn Đầu tư, Công ty Chứng Khoán Thăng Long trả lời về các thông tin ảnh hưởng đến thị trường tuần tới.
Thưa ông, theo quan
điểm cá nhân ông, những thông tin, động thái nào đã ảnh hưởng đến thị trường
chứng khoán tuần qua?
TS Nguyễn Trọng Nghĩa: Trong tuần (từ 22/6 đến 26/6) TTCK bị ảnh hưởng bởi 5 điều sau.
Thứ nhất, thông tin về quyết định của UBCKNN là CTCK dừng hoạt động Repo. (Ủy ban Chứng khoán nhà nước yêu cầu các công ty chứng khoán thực hiện theo yêu cầu đã có từ cuối tháng 5, là ngừng ký hợp đồng mới các hợp đồng giao dịch kỳ hạn (repo). SSC sẽ kiểm tra hoạt động của các công ty chứng khoán và xử lý những trường hợp vi phạm).
Thứ ba, do sự lình xình của thị trường Mỹ. Chỉ số Dow Jones giảm 4 phiên liên tiếp với phiên đầu tuần giảm mạnh đã tác động tiêu cực đến thị trường Việt Nam. Sau phiên giảm mạnh đầu tuần mặc dù chỉ số Dow giảm nhẹ trong tuần, các chỉ số khác như S&P 500 – đại diện tốt hơn cho thị trường Mỹ - tăng 3 phiên liền liên tiếp.
Tuy nhiên ở thị trường Việt
Tâm lý ảnh hưởng rất mạnh đến thị trường, nhất là thị trường
đang có tâm lý xấu. Tất cả những đợt điều chỉnh trước thị trường Việt Nam được
hỗ trợ rất nhiều bởi yếu tố nước ngoài, bởi thị trường Mỹ. Bất cứ những phiên
điều chỉnh nào chỉ cần 1, 2 ngày thị trường Mỹ tăng mạnh lại thì mình lại
tăng. Nhưng đợt này thị trường Việt
Tuần này thị trường “bị” một tâm lý nữa là những “ông lớn” lên sàn, đó là lý do thứ tư. Thị trường về mặt lịch sử mà nói như khi Vietcombank IPO thị trường lao dốc khá mạnh. Vì vậy, khi có ông lớn lên sàn thì tâm lý chung là mọi người sợ. Tất nhiên, cũng có nguyên do là nhiều người độ rủi ro kém mà cũng lãi nhiều nên họ chốt lời chờ xem điều gì sẽ xảy ra.
Tuy nhiên, nếu công ty lớn lên sàn mà tốt thì lại là yếu tố tốt cho thị trường.
Thứ năm là yếu tố nước ngoài bán ra. Trong suốt tuần trước khối ngoại liên tục bán mạnh đến 4,5 phiên liên tiếp ảnh hưởng lớn đến tâm lý nhà đầu tư.
Về nền kinh tế nói chung, những rủi ro về mặt lạm phát được nhắc đến nhiều nhưng theo tôi đây chưa là yếu tố ảnh hưởng ngay. Trên thế giới giá dầu có tăng nhưng không phản ánh tăng lạm phát mà là sự thiếu hụt nguồn cung.
Ở Việt
Vậy trên những phân
tích như vậy, ông cho rằng thị trường tuần tới sẽ thế nào?
Tôi sẽ phân tích ngược lại, trước hết là việc nước ngoài bán ròng. Theo tôi việc bán ra của các quỹ là do họ cơ cấu lại danh mục và chốt lãi sau 1 chu kỳ, họ đã đạt 1 lợi nhuận nhất định.
Một phần nữa, hiện nay phần lớn các nhà đầu tư nước ngoài đều tham gia “lướt sóng”. Mặc dù mục tiêu là đầu tư dài hạn, gần đây một số Quỹ đã bị các nhà đầu tư của họ yêu cầu phải trading dành một phần vốn để đầu tư (trading) ngắn hạn. Với một lượng lớn tiền của các quỹ trading, mà trading thì khi thị trường lên thì phải bán ra, xuống lại mua vào. Thị trường vừa rồi khi đã lên đến mức như vậy nhà đầu tư nước ngoài nghĩ sẽ có điều chỉnh nên họ đã bán mạnh.
Tuy nhiên gần đây nước ngoài lại mua ròng. Họ luôn đi ngược thị trường, gần đáy thì mua vào, lên thì bán ra., 2 phiên gần đây đã mua ròng mạnh trở lại là một tín hiệu tốt cho thị trường.
Thứ hai, trước đây mình lo thị trường Mỹ thì thị trường Mỹ đã có dấu hiệu phục hồi. Dấu hiệu khả quan nhất, theo tín hiệu kỹ thuật thì thị trường Mỹ hiện đang có hiện tượng “Golden cross” xảy ra: đường trung bình động trung hạn (MA50) tiếp cận và cắt đường trung bình động dài hạn (MA200) từ dưới lên, đây là 1 trong 3 yếu tố khẳng định thị trường tăng trưởng dài hạn.
Hiện tại tín hiệu kỹ thuật này đã xảy ra ở S&P 500 và cần một vài phiên tăng điểm nữa để có thể xảy ra ở Dow Jones. Đó là điểm tốt ở thị trường Mỹ xét về mặt kỹ thuật.
Còn các thông tin cơ bản tuần sau sẽ ảnh hưởng mạnh đến thị trường (tác động mạnh hơn các yếu tố kỹ thuật). Đầu tuần (T3) có thông tin về chỉ số nhà đất, thông tin này sẽ tác động lớn đến thị trường, nếu nó tiếp tục giảm như 2 tháng trước thì thị trường Mỹ có thể có phiên xuống mạnh. Thông tin về niềm tin tiêu dùng cũng sẽ được công bố vào Thứ 3 nhiều khả năng tiếp tục tăng.
Thông tin về chỉ số sản xuất Công nghiệp
Tuy nhiên, quan trọng nhất là thông tin về tỷ lệ thất nghiệp sẽ được công bố vào thứ 5, được dự đoán là sẽ tăng lên 9,6%, nhiều khả năng sẽ thành hiện thực. Một sự tăng vượt quá cón số này sẽ không tốt cho thị trường.
Như vậy với thị trường Mỹ tuần sau rất là khó nói, về mặt kỹ thuật thì tốt nhưng cơ bản thì khó đoán vì những thông tin công bố rất khó dự đoán. Tổng thể chung, theo tôi tuần sau thị trường Mỹ có thể tiếp tục đi ngang nếu các thông tin không quá xấu.
Lại nói đến việc các ông lớn lên sàn, tuần qua Tập đoàn Bảo Việt (BVH) tăng trần 2 phiên vì có lẽ Bảo Việt đã có kinh nghiệm và họ đặt giá hợp lý.
Khi Bảo Việt tốt thì Vietcombank cũng tốt với giá là 50 nghìn đồng. Với VCB, theo tôi giá từ 50-55 cũng là hợp lý, trên 60 là có vấn đề. So với ACB (ACB có thế mạnh lợi nhuận, quản lý) thì VCB có thế mạnh thương hiệu, thị phần lớn, vốn lớn nên tôi đánh giá tương đương. (ACB cũng đang ở mức giá 49,6 đồng/CP).
Về vĩ mô, thông tin vĩ mô vừa công bố khá tích cực mặc dù chưa có chuyển biến nhiều từ kỳ trước đến kỳ này. Tuy nhiên tôi vẫn chờ đợi tín hiệu tốt từ xuất khẩu (hiện xuất khẩu vẫn giảm). Nếu xuất khẩu chưa tăng thì chỉ số VNindex khó có thể tiếp tục tăng mạnh.
Bắt đầu từ tuần này
các thông tin về báo cáo tài chính sẽ chuẩn bị “bung” ra, ông nhận định gì về
hoạt động doanh nghiệp 6 tháng đầu năm?
Tôi đánh giá quý II các báo cáo sẽ khá tốt, các doanh nghiệp hướng tới thị trường nội địa sẽ có kết quả tốt nếu do tình hình vĩ mô có sự cải thiện, tình hình bán lẻ vẫn đang tăng trưởng tốt.
Với doanh nghiệp xuất khẩu của Việt
Theo tôi được biết thời điểm này đã có những doanh nghiệp điều chỉnh kế hoạch năm, còn lại tính đến tháng 5 nhiều doanh nghiệp đã đạt 60% kế hoạch nên dự báo là quý II là sẽ quý tốt.
Xin cảm ơn ông!
Vũ Minh