Thế giới dưới ảnh hưởng từ sự mạnh lên của Trung Quốc
Có ba hướng biến chuyển lớn mà kinh tế toàn cầu sẽ phải đương đầu và điều này sẽ gây ra ảnh hưởng khác nhau đối với khu vực Nam Á.
Hiện nay, trên thế giới, nhiều chuyên gia phân tích cho rằng Trung Quốc đang trên đường trở thành một cường quốc kinh tế của thế giới. Ngay cả nếu kinh tế Trung Quốc không thể đứng đầu thế giới trong 3 đến 4 thập kỷ tới như mong muốn của một số người. Trung Quốc sẽ là nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau Mỹ.
Minh chứng rõ nhất về sức mạnh của kinh tế Trung Quốc có thể thấy ở việc mùa xuân năm 2009, kinh tế Trung Quốc bắt đầu hồi phục với tốc độ nhanh hơn dự báo của các chuyên gia. Ở thời điểm đó, kinh tế thế giới vẫn chìm sâu trong suy thoái. Ban đầu, sự phụ thuộc của Trung Quốc vào thị trường các nước phát triển được dự báo sẽ khiến Trung Quốc gặp khó khăn. Trên thực tế, điều này dường như không xảy ra.
Tốc độ tăng trưởng không đạt mức ấn tượng 11,9% như năm 2007 thế nhưng vẫn ở mức cao xét đến tương quan với sự trì trệ ở nhiều khu vực khác trên thế giới. Trung Quốc sẽ vẫn có thể đạt được mức tăng trưởng ấn tượng trên bất chấp tăng trưởng xuất khẩu thực tế năm 2007 đạt 20% rơi xuống chỉ còn 8% năm 2008 và dự kiến giảm 10% trong năm 2009.
Gần đây, Trung Quốc được đánh giá đã đóng góp 2% vào tăng trưởng tổng sản lượng toàn cầu (tính theo tốc độ trung bình năm) trong quý 2/2009. Điều này là hoàn toàn có thể bởi Trung Quốc không còn phụ thuộc vào xuất khẩu để tăng trưởng như tính toán được đưa ra trước khủng hoảng.
Điều này có thể đưa nền kinh tế những nước mới nổi gần hơn đến khả năng “tách biệt”, theo đó nền kinh tế những nước này không còn liên kết với thế giới các nước giàu mà biến động ngược hướng với nhóm nền kinh tế đó.
Suy thoái kinh tế bắt nguồn từ Mỹ - đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc gây không ít ảnh hưởng đến Trung Quốc nhưng nước này vẫn đi lên từ đống hỗn độn nhờ hai yếu tố: chính phủ đã phản ứng quyết liệt để ngăn tốc độ suy giảm của nền kinh tế và sự tái cơ cấu nền kinh tế đang diễn ra âm thầm dù không nhiều người hiểu thấu đáo điều này.
Năm 2008, Trung Quốc đưa ra những chính sách quyết định để ngăn GDP sụt giảm, cụ thể nước này bơm rất nhiều tiền vào nền kinh tế. Tổng số tiền lên tới 843 tỷ USD đã được dành cho việc phát triển cơ sở hạ tầng: đường sá, đường xe lửa, sân bay, cầu cảng…Tiền từ ngân sách nhà nước đã được đưa đến các cơ quan thuộc chính phủ chịu trách nhiệm xây dựng và bảo trì cơ sở hạ tầng.
Số tiền trên được chi tiêu nhanh chóng vào những dự án đã được đưa vào kế hoạch 5 năm hoặc đã đưa vào giai đoạn tính toán. Mối lo ngại lớn nhất của Bắc Kinh chính là tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Khoảng 20 triệu lao động, chủ yếu là lao động nông thôn, đã bị sa thải bởi nhiều nhà máy hoạt động trong lĩnh vực xuất hàng sang phương Tây đóng cửa.
Theo hệ thống quản lý nhân sự của Trung Quốc, những công nhân thất nghiệp sẽ buộc phải trở về quê. Chính phủ Trung Quốc bao lâu vẫn lo lắng về sự trở về này.
Việc chính phủ chi tiêu quá nhiều cứu kinh tế sẽ khiến sự đóng góp của lĩnh vực công vào hệ thống kinh tế Trung Quốc lên cao. Xu thế này đi ngược với mục tiêu của chính phủ suốt hai thập kỷ qua khi mục tiêu là khuyến khích lĩnh vực nhà nước giảm bớt quy mô với kỳ vọng những người mất việc trong nhóm doanh nghiệp nhà nước sẽ tìm được việc làm trong lĩnh vực tư nhân đang phát triển bùng nổ.
Một hậu quả của việc Trung Quốc áp dụng chính sách ngăn kinh tế đi xuống như trên chính là sự gián đoạn quá trình chuyển nhân lực từ lĩnh vực công sang lĩnh vực tư nhân thông qua tạo việc làm cho họ trong lĩnh vực nhà nước.
Hậu quả khác ngoài ý muốn chính là việc chính phủ đóng vai trò lớn hơn trong nền kinh tế. Điều này sẽ có thể tận dụng được những cơ hội và giải quyết những khó khăn từ quá trình đô thị hóa của Trung Quốc.
Tương lai đô thị Trung Quốc sẽ được định hình bởi sự phát triển ngày một cao tại bờ biển phía Đông, từ bờ biển Đông Bắc cho đến Đông Nam. Trong vài thập kỷ tới, sẽ có tới 500 triệu người sống trên dải đất hẹp ven biển này, tổng thu nhập lên tới 10 nghìn tỷ USD và thu nhập bình quân đầu người đạt 20 nghìn USD/người tính theo tỷ giá hiện nay.
Xu thế trên có thể trở nên thịnh hành lên phía Bắc, ảnh hưởng đến Hàn Quốc và phía Nam đến Việt Nam cũng như nhiều nước khác thuộc khu vực Đông Nam Á. Đi kèm với thay đổi này sẽ là sự thay đổi cấu trúc trong nội tại kinh tế Trung Quốc.
Trong Quốc sẽ không thể duy trì những hoạt động kinh tế cần sử dụng nhiều đất đai. Nông nghiệp cũng như sản xuất sẽ trở nên kém quan trọng hơn trong nền kinh tế. Địa lý kinh tế thay đổi, trọng tâm sẽ được đặt vào ảnh hưởng của sự tập trung cũng như khoảng cách đối với cấu trúc kinh tế.
Sự liên quan mật thiết của Trung Quốc với khu vực Nam Á sẽ lớn hơn bao giờ hết.
Hệ thống toàn cầu
Trung Quốc mới sẽ ảnh hưởng thế nào đến kinh tế và chính trị toàn cầu? Có thể dự đoán về ba khả năng sẽ xảy đến với kinh tế toàn cầu và sự biến đổi của hệ thống kinh tế, chính trị thế giới khi 3 khả năng trên thành hiện thực. Tất cả những viễn cảnh trên sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến Nam Á và cả Singapore.
Nhiều người cho rằng thế giới hiện nay đang thoát dần khỏi thế đơn cực (Mỹ là nước dẫn đầu) và chuyển sang xu hướng lưỡng cực. Nhiều người đang nói nhiều hơn đến G2 bao gồm Trung Quốc và Mỹ chứ không phải G7 hay G8. Quá trình chuyển hướng sang hệ thống đa cực sẽ bị chậm lại.
Trong bối cảnh đó, vai trò của G20 sẽ lớn hơn. Thế giới sẽ chứng kiến dự đi lên của 12 nền kinh tế mới nổi lớn trên khắp thế giới. Nhóm này từ tháng 11/2008 cho đến nay đã họp đến hai lần và dự kiến sẽ có thể đưa ra cấu trúc mới cho việc quản lý kinh tế toàn cầu. Hình thức đa phương mới sẽ phát triển.
Hình thức mới này chưa đi vào thực tế và hiện nay điều này không khả thi vì lý do đơn giản G20 được xây dựng trên một cái nền chưa chắc. Trọng tâm của khối vẫn là Mỹ và Tây Âu. Tây Âu cho đến nay không còn là khu vực kinh tế năng động của thế giới.
Một vài tháng trước đây, người ta còn đồn đoán rất nhiều về khả năng vai trò G20 lớn hơn trên nếu đi vào thực tế sẽ định hình lại kinh tế thế giới. Điều đó nay không còn nữa. G2 sẽ đi lên như đối trọng lớn nhất của hệ thống mới. Quá trình chuyển hướng sang đa cực sẽ chịu ảnh hưởng trước tiên bởi sức mạnh của kinh tế Mỹ và sự đi lên của Trung Quốc.
Trong cuộc đối thoại gần đây giữa hai nước, lãnh đạo cao cấp của cả hai bên đều nhấn mạnh đến những vấn đề phục vụ cho quyền lợi của hai nước. Tổng Thống Obama nhấn mạnh quan hệ Trung – Mỹ sẽ định hình thế kỷ 21. Ông ngầm muốn ám chỉ tới G2 dù không trực tiếp nói đến điều đó. Người ta có thể cho rằng những gì chúng ta đang chứng kiến là sự đi lên của thế giới đa cực. Sự thay đổi đó của thế giới sẽ định hình lại không chỉ kinh tế mà còn là hệ thống chính trị toàn cầu.
Hệ thống có nhiều cực chắc chắn sẽ kém ổn định hơn hệ thống chịu sự chi phối của một hoặc hai siêu cường, điều này đã từng xảy ra trong thời kỳ hậu Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Chúng ta sẽ có thể chứng kiến hệ thống toàn cầu với 7 trung tâm kinh tế lớn của thế giới: Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Nam Phi và Liên minh châu Âu.
Nhóm 6 cường quốc kinh tế đầu tiên sẽ cố gắng tạo ra ảnh hưởng riêng của mình, trong khi đó khu vực châu Âu sẽ vẫn trong giai đoạn định hình, quyền lực sẽ bị phân bố trong nhóm nước thành viên. Bởi châu Âu vẫn chưa tìm ra cách thống nhất thành một thực thể, châu Âu chưa thể gây ra nhiều ảnh hưởng.
Châu Âu và Nhật vẫn chưa tìm ra cách giải quyết vấn đề cho riêng mình. Dân số ngày một giảm và việc không muốn dùng lao động nhập cư để bù đắp cho thiếu hụt nhân lực sẽ khiến nền kinh tế hai cường quốc này kém năng động hơn. Trong ngắn hạn, Ấn Độ sẽ không thể đạt được thành công về kinh tế đủ lớn để có thể xứng tầm với Trung Quốc.
Nhóm 6 trung tâm kinh tế sẽ có khả năng gây ra nhiều xung đột hơn nếu so với thế giới đơn cực. Sự xung đột này sẽ diễn ra ở những khu vực như Trung Á, Nam Á và Trung Đông.
Trong quá khứ, sự cạnh tranh về không gian địa lý là nguyên nhân chính cho các cuộc xung đột quyền lực. Cho đến nay, sự xung đột sẽ bắt nguồn từ lý do kinh tế. Ở thời điểm nguồn tài nguyên đảm bảo cho sự phát triển bền vững ngày một thiếu hụt, cuộc cạnh tranh giành năng lượng và nước cũng như một số khoáng sản cần thiết cho phát triển kinh tế sẽ ngày một căng thẳng hơn.
Khả năng thứ ba cũng có thể xảy ra. Nếu Mỹ và Trung Quốc trở thành hai cường quốc kinh tế lớn nhất, hệ thống toàn cầu sẽ chịu sự chi phối của ba mối quan hệ – hai cường quốc kinh tế, 4 hoặc 5 trung tâm kinh tế khu vực và nhóm nước còn lại trên thế giới. Trong mỗi trường hợp, mỗi cường quốc kinh tế sẽ cố gắng tạo lập hệ thống liên minh về chính trị và kinh tế.
Điều này hẳn sẽ gây ra một số căng thẳng giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh trước đây.
Hiện nay, mối quan hệ kinh tế phụ thuộc lẫn nhau giữa Mỹ và Trung Quốc chặt chẽ hơn so với Liên Xô và Mỹ trước đây. Trung Quốc cần thị trường và công nghệ Mỹ còn Mỹ cần thặng dư vốn của Trung Quốc.
Minh chứng rõ nhất về sức mạnh của kinh tế Trung Quốc có thể thấy ở việc mùa xuân năm 2009, kinh tế Trung Quốc bắt đầu hồi phục với tốc độ nhanh hơn dự báo của các chuyên gia. Ở thời điểm đó, kinh tế thế giới vẫn chìm sâu trong suy thoái. Ban đầu, sự phụ thuộc của Trung Quốc vào thị trường các nước phát triển được dự báo sẽ khiến Trung Quốc gặp khó khăn. Trên thực tế, điều này dường như không xảy ra.
Tốc độ tăng trưởng không đạt mức ấn tượng 11,9% như năm 2007 thế nhưng vẫn ở mức cao xét đến tương quan với sự trì trệ ở nhiều khu vực khác trên thế giới. Trung Quốc sẽ vẫn có thể đạt được mức tăng trưởng ấn tượng trên bất chấp tăng trưởng xuất khẩu thực tế năm 2007 đạt 20% rơi xuống chỉ còn 8% năm 2008 và dự kiến giảm 10% trong năm 2009.
Gần đây, Trung Quốc được đánh giá đã đóng góp 2% vào tăng trưởng tổng sản lượng toàn cầu (tính theo tốc độ trung bình năm) trong quý 2/2009. Điều này là hoàn toàn có thể bởi Trung Quốc không còn phụ thuộc vào xuất khẩu để tăng trưởng như tính toán được đưa ra trước khủng hoảng.
Điều này có thể đưa nền kinh tế những nước mới nổi gần hơn đến khả năng “tách biệt”, theo đó nền kinh tế những nước này không còn liên kết với thế giới các nước giàu mà biến động ngược hướng với nhóm nền kinh tế đó.
Suy thoái kinh tế bắt nguồn từ Mỹ - đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc gây không ít ảnh hưởng đến Trung Quốc nhưng nước này vẫn đi lên từ đống hỗn độn nhờ hai yếu tố: chính phủ đã phản ứng quyết liệt để ngăn tốc độ suy giảm của nền kinh tế và sự tái cơ cấu nền kinh tế đang diễn ra âm thầm dù không nhiều người hiểu thấu đáo điều này.
Năm 2008, Trung Quốc đưa ra những chính sách quyết định để ngăn GDP sụt giảm, cụ thể nước này bơm rất nhiều tiền vào nền kinh tế. Tổng số tiền lên tới 843 tỷ USD đã được dành cho việc phát triển cơ sở hạ tầng: đường sá, đường xe lửa, sân bay, cầu cảng…Tiền từ ngân sách nhà nước đã được đưa đến các cơ quan thuộc chính phủ chịu trách nhiệm xây dựng và bảo trì cơ sở hạ tầng.
Số tiền trên được chi tiêu nhanh chóng vào những dự án đã được đưa vào kế hoạch 5 năm hoặc đã đưa vào giai đoạn tính toán. Mối lo ngại lớn nhất của Bắc Kinh chính là tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Khoảng 20 triệu lao động, chủ yếu là lao động nông thôn, đã bị sa thải bởi nhiều nhà máy hoạt động trong lĩnh vực xuất hàng sang phương Tây đóng cửa.
Theo hệ thống quản lý nhân sự của Trung Quốc, những công nhân thất nghiệp sẽ buộc phải trở về quê. Chính phủ Trung Quốc bao lâu vẫn lo lắng về sự trở về này.
Việc chính phủ chi tiêu quá nhiều cứu kinh tế sẽ khiến sự đóng góp của lĩnh vực công vào hệ thống kinh tế Trung Quốc lên cao. Xu thế này đi ngược với mục tiêu của chính phủ suốt hai thập kỷ qua khi mục tiêu là khuyến khích lĩnh vực nhà nước giảm bớt quy mô với kỳ vọng những người mất việc trong nhóm doanh nghiệp nhà nước sẽ tìm được việc làm trong lĩnh vực tư nhân đang phát triển bùng nổ.
Một hậu quả của việc Trung Quốc áp dụng chính sách ngăn kinh tế đi xuống như trên chính là sự gián đoạn quá trình chuyển nhân lực từ lĩnh vực công sang lĩnh vực tư nhân thông qua tạo việc làm cho họ trong lĩnh vực nhà nước.
Hậu quả khác ngoài ý muốn chính là việc chính phủ đóng vai trò lớn hơn trong nền kinh tế. Điều này sẽ có thể tận dụng được những cơ hội và giải quyết những khó khăn từ quá trình đô thị hóa của Trung Quốc.
Tương lai đô thị Trung Quốc sẽ được định hình bởi sự phát triển ngày một cao tại bờ biển phía Đông, từ bờ biển Đông Bắc cho đến Đông Nam. Trong vài thập kỷ tới, sẽ có tới 500 triệu người sống trên dải đất hẹp ven biển này, tổng thu nhập lên tới 10 nghìn tỷ USD và thu nhập bình quân đầu người đạt 20 nghìn USD/người tính theo tỷ giá hiện nay.
Xu thế trên có thể trở nên thịnh hành lên phía Bắc, ảnh hưởng đến Hàn Quốc và phía Nam đến Việt Nam cũng như nhiều nước khác thuộc khu vực Đông Nam Á. Đi kèm với thay đổi này sẽ là sự thay đổi cấu trúc trong nội tại kinh tế Trung Quốc.
Trong Quốc sẽ không thể duy trì những hoạt động kinh tế cần sử dụng nhiều đất đai. Nông nghiệp cũng như sản xuất sẽ trở nên kém quan trọng hơn trong nền kinh tế. Địa lý kinh tế thay đổi, trọng tâm sẽ được đặt vào ảnh hưởng của sự tập trung cũng như khoảng cách đối với cấu trúc kinh tế.
Sự liên quan mật thiết của Trung Quốc với khu vực Nam Á sẽ lớn hơn bao giờ hết.
Hệ thống toàn cầu
Trung Quốc mới sẽ ảnh hưởng thế nào đến kinh tế và chính trị toàn cầu? Có thể dự đoán về ba khả năng sẽ xảy đến với kinh tế toàn cầu và sự biến đổi của hệ thống kinh tế, chính trị thế giới khi 3 khả năng trên thành hiện thực. Tất cả những viễn cảnh trên sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến Nam Á và cả Singapore.
Nhiều người cho rằng thế giới hiện nay đang thoát dần khỏi thế đơn cực (Mỹ là nước dẫn đầu) và chuyển sang xu hướng lưỡng cực. Nhiều người đang nói nhiều hơn đến G2 bao gồm Trung Quốc và Mỹ chứ không phải G7 hay G8. Quá trình chuyển hướng sang hệ thống đa cực sẽ bị chậm lại.
Trong bối cảnh đó, vai trò của G20 sẽ lớn hơn. Thế giới sẽ chứng kiến dự đi lên của 12 nền kinh tế mới nổi lớn trên khắp thế giới. Nhóm này từ tháng 11/2008 cho đến nay đã họp đến hai lần và dự kiến sẽ có thể đưa ra cấu trúc mới cho việc quản lý kinh tế toàn cầu. Hình thức đa phương mới sẽ phát triển.
Hình thức mới này chưa đi vào thực tế và hiện nay điều này không khả thi vì lý do đơn giản G20 được xây dựng trên một cái nền chưa chắc. Trọng tâm của khối vẫn là Mỹ và Tây Âu. Tây Âu cho đến nay không còn là khu vực kinh tế năng động của thế giới.
Một vài tháng trước đây, người ta còn đồn đoán rất nhiều về khả năng vai trò G20 lớn hơn trên nếu đi vào thực tế sẽ định hình lại kinh tế thế giới. Điều đó nay không còn nữa. G2 sẽ đi lên như đối trọng lớn nhất của hệ thống mới. Quá trình chuyển hướng sang đa cực sẽ chịu ảnh hưởng trước tiên bởi sức mạnh của kinh tế Mỹ và sự đi lên của Trung Quốc.
Trong cuộc đối thoại gần đây giữa hai nước, lãnh đạo cao cấp của cả hai bên đều nhấn mạnh đến những vấn đề phục vụ cho quyền lợi của hai nước. Tổng Thống Obama nhấn mạnh quan hệ Trung – Mỹ sẽ định hình thế kỷ 21. Ông ngầm muốn ám chỉ tới G2 dù không trực tiếp nói đến điều đó. Người ta có thể cho rằng những gì chúng ta đang chứng kiến là sự đi lên của thế giới đa cực. Sự thay đổi đó của thế giới sẽ định hình lại không chỉ kinh tế mà còn là hệ thống chính trị toàn cầu.
Hệ thống có nhiều cực chắc chắn sẽ kém ổn định hơn hệ thống chịu sự chi phối của một hoặc hai siêu cường, điều này đã từng xảy ra trong thời kỳ hậu Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Chúng ta sẽ có thể chứng kiến hệ thống toàn cầu với 7 trung tâm kinh tế lớn của thế giới: Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Nam Phi và Liên minh châu Âu.
Nhóm 6 cường quốc kinh tế đầu tiên sẽ cố gắng tạo ra ảnh hưởng riêng của mình, trong khi đó khu vực châu Âu sẽ vẫn trong giai đoạn định hình, quyền lực sẽ bị phân bố trong nhóm nước thành viên. Bởi châu Âu vẫn chưa tìm ra cách thống nhất thành một thực thể, châu Âu chưa thể gây ra nhiều ảnh hưởng.
Châu Âu và Nhật vẫn chưa tìm ra cách giải quyết vấn đề cho riêng mình. Dân số ngày một giảm và việc không muốn dùng lao động nhập cư để bù đắp cho thiếu hụt nhân lực sẽ khiến nền kinh tế hai cường quốc này kém năng động hơn. Trong ngắn hạn, Ấn Độ sẽ không thể đạt được thành công về kinh tế đủ lớn để có thể xứng tầm với Trung Quốc.
Nhóm 6 trung tâm kinh tế sẽ có khả năng gây ra nhiều xung đột hơn nếu so với thế giới đơn cực. Sự xung đột này sẽ diễn ra ở những khu vực như Trung Á, Nam Á và Trung Đông.
Trong quá khứ, sự cạnh tranh về không gian địa lý là nguyên nhân chính cho các cuộc xung đột quyền lực. Cho đến nay, sự xung đột sẽ bắt nguồn từ lý do kinh tế. Ở thời điểm nguồn tài nguyên đảm bảo cho sự phát triển bền vững ngày một thiếu hụt, cuộc cạnh tranh giành năng lượng và nước cũng như một số khoáng sản cần thiết cho phát triển kinh tế sẽ ngày một căng thẳng hơn.
Khả năng thứ ba cũng có thể xảy ra. Nếu Mỹ và Trung Quốc trở thành hai cường quốc kinh tế lớn nhất, hệ thống toàn cầu sẽ chịu sự chi phối của ba mối quan hệ – hai cường quốc kinh tế, 4 hoặc 5 trung tâm kinh tế khu vực và nhóm nước còn lại trên thế giới. Trong mỗi trường hợp, mỗi cường quốc kinh tế sẽ cố gắng tạo lập hệ thống liên minh về chính trị và kinh tế.
Điều này hẳn sẽ gây ra một số căng thẳng giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh trước đây.
Hiện nay, mối quan hệ kinh tế phụ thuộc lẫn nhau giữa Mỹ và Trung Quốc chặt chẽ hơn so với Liên Xô và Mỹ trước đây. Trung Quốc cần thị trường và công nghệ Mỹ còn Mỹ cần thặng dư vốn của Trung Quốc.
Theo BusinessTimes
Ngọc Diệp