Dư nợ ngoại tệ: Tăng trong thận trọng
Số dư ngoại tệ tăng, tức nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp bắt đầu quay trở lại.
Tín dụng đầu tư cho nền
kinh tế
tháng 7/2009 cũng ước tăng 2,15% so với cuối tháng trước,
trong đó dư
nợ
bằng
VND ước
tăng 2,35% và tín dụng bằng ngoại tệ
ước
tăng 1,2% so với cuối tháng trước,
thay vì giảm
hoặc
chỉ
tăng nhẹ
như
2 quý đầu
năm.
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc
NHNN - Chi nhánh TP. HCM cho biết, dư nợ
tín dụng
bằng
ngoại
tệ
tại
các ngân hàng trên địa bàn đang có chiều hướng tăng trở
lại
trong một
tháng gần
đây.
Tính đến nay, huy động vốn bằng ngoại tệ trên địa bàn TP. HCM tăng 8,3% so với đầu năm 2009, trong đó tiền gửi bằng ngoại tệ của tổ chức kinh tế chiếm khoảng 40 - 45%.
Số dư ngoại tệ tăng, tức nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp bắt đầu quay trở lại. Điều này được một số chuyên gia trong ngành ngân hàng đánh giá, sẽ là điều kiện tốt, góp phần cân đối cung - cầu ngoại tệ đang chênh lệch hiện nay.
Thực tế, trong thời gian qua, tỷ giá hối đoái trên thị trường biến động cùng với chính sách hỗ trợ lãi suất 4%/năm, nên doanh nghiệp chỉ thích chọn vay tiền đồng, sau đó tìm cách mua ngoại tệ sử dụng vào mục đích thanh toán khiến cung - cầu ngoại tệ trên thị trường mất cân đối, đẩy tỷ giá tăng.
Tuy nhiên, trao đổi với ĐTCK, phó tổng giám đốc một ngân hàng cho biết, tỷ lệ dư nợ tín dụng bằng USD tăng lên trong tháng qua chưa thực sự phản ánh đúng nhu cầu về vốn ngoại tệ của doanh nghiệp.
Bởi trong thời gian gần đây, để mua được ngoại tệ thanh toán (sau khi vay tiền đồng từ ngân hàng) là không hề dễ đối với doanh nghiệp. Trường hợp mua được, nhà nhập khẩu phải trả giá cao, đẩy chi phí tăng, dẫn đến nguồn thu giảm.
Do đó, doanh nghiệp đành "liều" vay ngoại tệ sử dụng cho mục đích thanh toán. Song điều này chỉ có thể diễn ra trong ngắn hạn khi hợp đồng nhập khẩu tăng lên.
"So với lãi suất tiền đồng thì vay ngoại tệ trong lúc này có lợi hơn, song nhà nhập khẩu vẫn lo ngại rủi ro tỷ giá. Vì vậy, tỷ lệ dư nợ bằng ngoại tệ tăng trở lại gần đây chưa hẳn là bền vững", vị phó tổng giám đốc trên nói và cho biết, nguồn vốn huy động bằng USD hiện nay tiếp tục tăng mạnh so với nhu cầu vay ngoại tệ của doanh nghiệp.
Trong khi đó, ngân hàng tiếp tục ưu đãi cho doanh nghiệp vay USD. Lãi suất vay ngoại tệ hiện được một số ngân hàng giảm xuống mức 3%/năm, thấp hơn so với vay VND.
Ông Nguyễn Đình Tùng, Phó tổng giám đốc Maritime Bank cũng đưa ra nhận định, vay ngoại tệ lãi suất rẻ hơn, nhưng tâm lý của doanh nghiệp hiện nay vẫn lo ngại rủi ro tỷ giá. Do đó, vốn huy động bằng USD của các ngân hàng có tiến độ giải ngân chậm hơn so với VND.
Chỉ trong thời gian gần đây, doanh nghiệp mới vay lại ngoại tệ, dẫn đến lãi suất tiền gửi USD có chiều hướng tăng trở lại với kỳ hạn dài ngày. Tuy nhiên, ông Tùng cho biết, nhu cầu ngoại tệ của doanh nghiệp vẫn chưa cao.
Theo đánh giá của tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần, doanh nghiệp nên tính toán kỹ trước khi vay ngoại tệ, bởi rủi ro biến động tỷ giá là yếu tố không thể xem thường, nhất là trong bối cảnh thị trường hiện nay.
Thực tế, không chỉ với doanh nghiệp, mà ngay cả ngân hàng cũng lo ngại rủi ro tỷ giá trong quá trình phát triển tín dụng ngoại tệ.
Theo Vân Linh
ĐTCK