Chính sách tỷ giá của Trung Quốc lấy đi 1,5% tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Kinh tế gia đạt giải Nobel, ông Paul Krugman cho rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ cao hơn 1,5% nếu Trung Quốc ngừng hạn chế đồng nhân dân tệ tăng giá
- 08-03-2010Nouriel Roubini cho rằng Trung Quốc nâng giá đồng nhân dân tệ thêm 4%
- 31-01-2010Phương Tây không nên quá “ám ảnh” vì đồng nhân dân tệ
Ngoài ra, ông Krugman cũng cho rằng Trung Quốc cần ngừng việc cố gắng có được thặng dư thương mại cao.
Trong bài phát biểu mới nhất, ông Krugman chia sẻ quan điểm về việc chính sách tiền tệ của Trung Quốc có ảnh hưởng sâu sắc lên tăng trưởng kinh tế tại Mỹ, châu Âu và Nhật (nếu tính theo GDP). Nếu đồng nhân dân tệ không bị định giá quá thấp, đà phục hồi kinh tế toàn cầu sẽ tốt hơn rất nhiều.
Phát biểu tại Viện chính sách kinh tế tại Washington, ông nói: “Nếu chúng ta có thể có được một số thay đổi liên quan đến chính sách tiền tệ của Trung Quốc, thế giới sẽ có được yếu tố hỗ trợ.”
Mỹ cho đến nay đã tránh không gọi Trung Quốc là đối tượng thao túng tiền tệ, tuy nhiên chỉ trích Trung Quốc rất nhiều về sự thiếu linh hoạt trong chính sách tỷ giá.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã duy trì tỷ giá đồng nhân dân tệ/USD ở mức 6,8 nhân dân tệ/USD từ tháng 7/2008, đây là một phần trong chính sách kích thích kinh tế và hỗ trợ xuất khẩu của Trung Quốc trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu.
Tháng 1/2010, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo kinh tế thế giới có thể tăng trưởng 3,95 trong năm nay sau khi đi xuống 0,8% trong năm 2009. Kinh tế Trung Quốc được dự báo tăng trưởng 10% trong năm 2010 và 9,7% trong năm 2011.
Ông Krugman cho rằng kinh tế thế giới sẽ hưởng lợi chứ không phải chịu thiệt hại nếu Trung Quốc bán ra một loạt các tài sản định giá bằng USD. Theo Krugman, nếu Trung Quốc bán ra tài sản định giá bằng USD, kinh tế thế giới hưởng lợi bởi khi đó Trung Quốc đóng vai trò như bên đưa ra chính sách nới lỏng định lượng, tránh bẫy thanh khoản gần đây đã ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế Mỹ.
Theo Dân Trí/WSJ,Bloomberg