MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

ADB: Dòng vốn đầu tư vào châu Á tiềm ẩn nhiều rủi ro

18-05-2010 - 11:27 AM | Tài chính quốc tế

Theo tính toán của Viện Tài chính Quốc tế, tổng lượng tiền đầu tư vào châu Á năm 2010 có thể đạt mức 272,4 tỷ USD, trong khi đó con số này năm 2009 là 282,9 tỷ USD.

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á, các nước châu Á có thể hưởng lợi từ việc kiểm soát dòng vốn để giúp kiểm soát dòng vốn đầu tư tiềm ẩn rủi ro đối với các nền kinh tế và hệ thống tài chính.

Theo báo cáo mới nhất từ Ngân hàng Phát triển châu Á, giới chức hàng đầu các nền kinh tế châu Á cần cân nhắc đưa ra chính sách hợp lý để kiểm soát vốn đầu tư. Ngoài ra, tổ chức Asia Capital Markets Monitor khuyên đưa ra chính sách tập trung và có trọng điểm để hạn chế bớt dòng vốn và đồng thời khuyến khích đầu tư ra bên ngoài.

Ông B.N. Lohani, phó chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á, trong bài phỏng vấn mới nhất tại Seoul – Hàn Quốc ngày hôm nay nói: “Dòng vốn nhiều biến động tiềm ẩn rủi ro lớn, ảnh hưởng đến cả yếu tố kinh tế vĩ mô và ổn định tài chính khu vực. Đáng để chào đón dòng vốn đầu tư trở lại, thế nhưng biến động mạnh về vốn sẽ có thể đặt sự ổn định của đà phục hồi kinh tế vào vòng rủi ro.”

Cảnh báo trên được đưa ra sau khi Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) thể hiện sự ủng hộ với việc áp dụng thuế đối với dòng vốn đầu tư để ngăn các đồng tiền tại khu vực các nước châu Mỹ – Latinh tăng giá quá nhanh.

Một cơ quan của Liên hợp quốc trong tháng này cũng đưa ra cảnh báo tương tự, cơ quan cho rằng Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore, Indonexia và Hàn Quốc nằm trong nhóm nước chịu nhiều rủi ro ngắn hạn nhất.

Theo tính toán của Viện Tài chính Quốc tế, tổng lượng tiền đầu tư vào châu Á năm 2010 có thể đạt mức 272,4 tỷ USD, trong khi đó con số này năm 2009 là 282,9 tỷ USD.

Lượng tiền đầu tư vào khu vực có thể tăng mạnh hơn khi Ngân hàng Trung ương các nước, từ Ấn Độ cho đến Malaysia bắt đầu nâng lãi suất cơ bản để ngăn lạm phát, mức chênh lệch lãi suất so với nhóm nền kinh tế phát triển Mỹ, châu Âu và Nhật trở nên cao hơn.

ADB ước tính nhóm các quỹ đầu tư nước ngoài nắm khoảng 20% cổ phiếu tính theo giá trị tại các thị trường mới nổi châu Á. Ngoài ra quỹ đầu tư bên ngoài cũng nắm khoảng 22,3% trái phiếu chính phủ Indonexia, 13,3% trái phiếu chính phủ Malaysia, 3,9% trái phiếu chính phủ Thái Lan.

Ngọc Diệp

Theo Dân Trí/Bloomberg


ngocdiep

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên