Tại sao chủ nhân Facebook chứ không phải Wikileaks được Time chọn làm nhân vật của năm 2010?
Facebook không chỉ mang đến cách mới để làm những điều cũ mà mang đến cách mới cho mọi việc.
Thở, ăn, uống, ngủ và vào Facebook, tất cả những hoạt động này nằm trong nhóm hoạt động hàng ngày không thể thiếu được của khoảng một phần lớn nhân loại. Một hoạt động trong nhóm trên khác hoàn toàn với nhóm còn lại.
Hiện nay, hơn nửa tỷ người trên thế giới đang sử dụng Facebook. Một nửa trong số này đăng nhập vào Facebook hàng ngày.
Tính đến tháng 7/2010, tổng số lượng người sử dụng Facebook lên tới 500 triệu, cao gấp đôi so với con số 250 triệu vào tháng 7/2009. Bạn hãy nghĩ xem liệu có gì so sánh được không? Chúc bạn may mắn.
Câu chuyện này không giống như việc chúng ta bỏ nghe băng cát sét và sau đó chuyển sang dùng đĩa CD. Đó là điều hoàn toàn mới trên thế giới cũng như cuộc sống của chúng ta.
Facebook không chỉ mang đến cách mới để làm những điều cũ mà mang đến cách mới cho mọi việc.
Điều này giải thích tại sao người sáng lập Facebook Mark Zuckerberg được tạp chí Time bình chọn nhân vật của năm 2010.
Khi tâm lý hay cách đối thoại của cộng đồng thay đổi, trải nghiệm của chúng ta về thay đổi của thế giới cũng khác, ngoài ra cần phải kể đến thay đổi về chính trị. Khi chính trị thay đổi, đối với một số chúng ta, tình huống quốc tế mới sẽ xảy ra và sự thật liên quan đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta thay đổi.
Thế nhưng khi có thay đổi về công nghệ, nếu thật sự lớn, thay đổi ở chỗ không phải cái gì đang thực tế diễn ra, thay đổi là cái có thể xảy ra. Công nghệ hình thành cấu trúc cái được coi như hành động, những gì sẽ diễn ra và điều gì sẽ thành thực tế.
Hãy nhìn vào thực tế sự tồn tại của bom nguyên tử đã thay đổi quan hệ quốc tế, chiến tranh và ý niệm về một quốc gia như thế nào. Hãy nghĩ đến phần mềm nghe và mua nhạc trực tuyến Napster, dù đã qua rất lâu nhưng vẫn tác động sâu sắc hủy hoại quan hệ cá nhân, kinh tế với âm nhạc.
WikiLeaks có thể thay đổi mọi thứ theo một cách liên tục và vĩnh viễn hoạt động kết nối của chúng ta, khi liên kết với cam kết về sự minh bạch và cởi mở, sẽ có thể thay đổi quy tắc liên kết giữa các chính phủ và toàn thể công dân.
Ông Julian Assange, chủ nhân Wikileaks, được coi như ứng cử viên sáng giá cho vị trí nhân vật năm 2010 của tạp chí Time.
Trong bài phỏng vấn với Times, Zuckerberg nói: “Ở mức độ rất cao, một số chủ đề có thể được kết nối. Câu chuyện Wikileaks khá sinh động thế nhưng mọi chuyện chưa kết thúc.”
Nếu đến cuối cùng, Wikileaks đồng nghĩa với công chúng được biết, tham gia và bớt bị lừa dối hơn, Assange rõ ràng là người đã cải thiện cuộc sống thậm chí cứu sống nhiều người.
Thế nhưng chúng ta chưa biết chắc điều này, năm 2011 hoặc cũng sẽ chẳng năm nào cả có thể thuộc về Assange.
Facebook, trong khi đó, đã mang đến thay đổi về ý nghĩa và trải nghiệm của chúng ta trên nhiều mặt xã hội cũng như cuộc sống hàng ngày.
Ngọc Diệp
Theo WSJ