MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tại sao nước Mỹ buộc phải phát triển năng lượng hạt nhân?

18-03-2011 - 16:52 PM | Tài chính quốc tế

Rắc rối hạt nhân tại Nhật hiện nay dù khiến nhiều chính trị gia Mỹ run sợ nhưng rồi Mỹ sẽ vẫn phải xây dựng nhà máy điện hạt nhân vì hiện tại chẳng còn lựa chọn nào tốt hơn.

Trận động đất khủng khiếp và sóng thần nối tiếp nhau xảy ra vào tuần trước tại Nhật đã lấy đi sinh mạng của ít nhất 10.000 người Nhật, thế nhưng nước Mỹ sẽ không nao núng với mục tiêu phát triển ngành hạt nhân của mình.

Thiệt hại mà các nhà máy điện hạt nhân tại Nhật phải chịu khiến người ta nhắc lại những tranh luận trước đây về độ an toàn và tính đúng đắn của công nghệ hạt nhân và cũng như khả năng sử dụng nó để mang lại nguồn năng lượng.

Thế nhưng ngay cả nếu chi phí xây dựng nhà máy điện hạt nhân tăng lên sau vụ việc vừa qua, xét về tính kinh tế, người ta vẫn chuộng một số nguồn năng lượng trong đó bao gồm năng lượng hạt nhân.

Nguồn năng lượng tái sinh như gió và mặt trời, dù thời gian gần đây đã trở nên cạnh tranh hơn về chi phí so với năng lượng hạt nhân (do trợ cấp của chính phủ), vẫn không thể mang lại nguồn năng lượng đủ ổn định để thay thế năng lượng hạt nhân tại Mỹ.

Khả năng nhiều lõi hạt nhân tan chảy tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã khiến cả thế giới phải chú ý. Cho đến nay chúng ta chưa thể biết liệu tình hình có trở nên tồi tệ đến mức thảm họa Chernobyl có xảy ra, cái chúng ta biết là dù điều gì xảy ra, nó là thảm họa quan hệ công chúng đối với ngành hạt nhân.

Tại Đức, chính phủ nước này đã quyết định đóng cửa 7/17 nhà máy điện hạt nhân để xem xét về các tiêu chuẩn an toàn. Thụy Sỹ cho biết họ đang trì hoãn việc duy trì 3 trong số các nhà máy điện hạt nhân của nước này hoạt động. Liên minh châu Âu trong khi đó thông báo muốn kiểm tra toàn bộ 143 lò phản ứng hạt nhân.

Tại Washington, nghị sỹ Đảng Cộng hòa, cho đến nay vốn luôn ủng hộ năng lượng hạt nhân đã khá im lặng sau vụ việc tại Nhật. Còn nghị sỹ Đảng Dân chủ kêu gọi xem xét lại các dự án điện hạt nhân tại khu vực dễ chịu động đất. Thượng nghị sỹ John Kerry còn mạnh mẽ hơn, ông kêu gọi dừng hoạt động xây dựng tất cả các nhà máy điện hạt nhân.

Nhà Trắng không khỏi khó khăn. Chính quyền Tổng thống Obama đã dành thêm 36 tỷ USD trong ngân sách để xây dựng một vài nhà máy điện hạt nhân trên khắp nước Mỹ. Ngoài ra còn phải kể đến 18,5 tỷ USD Quốc hội Mỹ đã chấp thuận vào năm 2007; 10,2 tỷ USD trong số đó chưa được dùng đến.

Lời cam kết hạt nhân

Nhìn chung, dường như chính phủ Mỹ đã đặt cược 55 tỷ USD vào một ngành có thể sẽ đi xuống bởi vụ việc Fukushima. Từ sau khi khủng hoảng xảy ra, Tổng thống Obama đã tuyên bố sẽ vẫn ủng hộ năng lượng hạt nhân thế nhưng điều đó có thể thay đổi nhanh chóng, 36 tỷ USD dành cho ngành đang trong rủi ro. Công chúng Mỹ cũng không ủng hộ chính phủ hỗ trợ cho ngành, khảo sát của WSJ và NBS News trước khi vụ việc tại Nhật xảy ra cho thấy tới 57% người Mỹ ủng hộ cắt giảm ngân sách dành cho ngành hạt nhân.

Sẽ không mất quá nhiều công sức để khiến ngành hạt nhân thất thế tại Mỹ. Cho tới năm 2011, chính phủ Mỹ vẫn chưa hề chấp thuận việc xây dựng bất kỳ nhà máy hạt nhân mới nào suốt từ vụ việc rò rỉ phóng xạ tại nhà máy Three-Mile Island năm 1979, vụ rò rỉ hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ. Lần gần nhất chính trị gia Mỹ bàn tới kế hoạch tương tự vào năm 1996.

Hiện nay, chính phủ Mỹ đang xem xét khoảng 20 dự án thế nhưng khoảng 3 dự án dường như sẽ không bao giờ được phê duyệt.

Thế nhưng sẽ chẳng dự án nào được thực hiện nếu chính phủ thu hẹp nguồn vốn. Dù dự án điện hạt nhân rất tiết kiệm chi phí trong dài hạn nhưng chi phí ban đầu rất lớn.

Những ai phản đối xây nhà máy điện hạt nhân đang vận động chính phủ Mỹ ủng hộ lựa chọn khác như năng lượng gió hay mặt trời. Năng lượng mặt trời và gió trong dài hạn có ưu thế về chi phí hơn nhờ chính phủ trợ cấp. Tuy nhiên nếu so với nhiên liệu hóa thạch, lợi thế chi phí của 2 loại năng lượng trên không thể cạnh tranh.

Chi phí xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Mỹ đã tăng 37% trong năm qua. Thiết kế mới và việc thiếu cạnh tranh trong ngành hạt nhân bị cho là đã khiến chi phí tăng.

Năng lượng mặt trời dường như có vẻ cạnh tranh hơn. Chi phí xây dựng nhà máy pin quang điện mặt trời giảm 25% trong năm qua.

Tại sao việc xây dựng nhà máy năng lượng mặt trời và gió khó khả thi?

Thế nhưng việc so sánh các lựa chọn thay thế trên cơ sở chi phí không mấy hợp lý. Ngay cả khi chính phủ kiểm tra cực kỳ kỹ các yếu tố địa lý và thị trường, yếu tố chi phí không nói lên tất cả những điều kiện cần thiết để sản sinh ra điện ở quy mô phục vụ tốt cho dân số cả một đất nước.

Ví dụ, sẽ không thể xây dựng nhà máy điện ở quy mô thương mại tại mọi nơi bởi một số khu vực trên nước Mỹ bởi nhiều vùng không có gió và đủ nắng để sản sinh ra năng lượng. Trong khi đó, trên lý thuyết, nhà máy điện hạt nhân có thể được xây dựng mọi nơi.

Quan trọng hơn, các lựa chọn phái sinh không mang lại đủ năng lượng. Năng lượng hạt nhân là loại năng lượng cô đặc không cần quá nhiều đất và đường truyền để chuyển đến trung tâm dân cư. Năng lượng thay thế không cô đặc và cần nhiều chỗ để sản sinh ra lượng năng lượng tương đương một phần sản xuất từ một nhà máy điện hạt nhân nhỏ.

Độ tập trung năng lượng của các nhà máy điện hạt nhân lý giải một phần tại sao hạt nhân vẫn hấp dẫn đến như vậy bất chấp chi phí ban đầu rất cao. Ngành hạt nhân đã mất hàng triệu USD trong suốt nhiều năm để vận động hành lang với mong muốn chính phủ ủng hộ thế nhưng chỉ một vụ việc đã thổi bay mọi nỗ lực của họ. Sẽ còn cần thêm thời gian để xem liệu ngành đã dành đủ tiền để đảm bảo chính phủ luôn mở ngân sách cho họ.

Ngọc Diệp
Theo CNNMoney


ngocdiep

Trở lên trên