Ngành công nghệ thế giới “run” khi nguồn cung linh kiện từ Nhật vẫn thiếu
Hơn 2 tuần sau trận động đất lớn, hoạt động sản xuất và vận chuyển linh kiện điện tử trong lĩnh vực công nghệ toàn cầu vẫn khó khăn.
- 30-03-2011Trước động đất, kinh tế Nhật đang tăng trưởng tốt
- 30-03-2011Phóng xạ tại Nhật đã lan đến 5 nước tại 3 châu lục
- 29-03-2011Thủ tướng Nhật: “Không thể dự báo trước tình hình khủng hoảng hạt nhân”
Công ty Elcoteq tại Phần Lan, công ty chuyên lắp ráp điện thoại di động cho nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, cảnh báo khối lượng hàng sản xuất ra và lợi nhuận trong ngắn và trung hạn sẽ có thể sụt giảm bởi thảm họa tại Nhật.
Ông Jouni Hartikainen, giám đốc điều hành của Elcoteq, nói: “Một số khách hàng của chúng tôi lo lắng không chỉ về tác động khi QE2 và QE2 chấm dứt mà còn về nhiều vấn đề dài hạn.”
Elcoteq hiện đang lắp ráp sản phẩm cho Nokia, hãng sản xuất điện thoại BlackBerry RIM. 2 hàng trên nằm trong nhóm 10 khách hàng lớn nhất của Elcoteq.
Nokia, hãng sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới tính theo số lượng, trong tuần trước cảnh báo sẽ có thể xuất hiện hiện tượng khan hiếm đối với một số dòng điện thoại của hãng bởi chuỗi cung ứng sản phẩm gặp một số trục trặc.
Đại diện một số công ty viễn thông khác như Ericsson và Alcatel-Lucent cũng khẳng định thảm họa sẽ ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp sản phẩm của họ, tuy nhiên thiệt hại thực tế chưa được công bố.
Việc nguồn cung chất nhựa dẻo BT, loại nguyên liệu cần thiết để sản xuất điện thoại di động cũng như máy tính bảng, thiếu hụt sẽ tác động trực tiếp đến các nhà sản xuất nếu nguồn dự trữ cạn kiệt trước khi nhà máy hóa chất Mitsubishi Gas Chemical, một nhà cung cấp quan trọng, mở cửa 2 nhà máy tại Fukushima gần trung tâm động đất.
Khoảng 80% nhựa BT được sản xuất tại Nhật và các công ty thường nhận cung cấp từ chỉ một nguồn duy nhất.
Việc chuyển nhà cung cấp không hề dễ dàng bởi mỗi loại nhựa có đặc tính khác biệt và loại nhựa mới nếu không được thử nghiệm kỹ càng trong sản xuất sẽ gây ra nhiều vấn đề.
Ngọc Diệp
Theo CNBC