Tuyệt tác của cha con Lý Quang Diệu
Lợi thế lớn nhất của Singapore là một chính phủ tuyệt vời do những con người kiệt xuất điều hành.
- 30-03-2011Mặt trời Sing bừng chói ở phương Đông
Bài viết nằm trong chuỗi Báo cáo đặc biệt của tạp chí The Economist về tương lai của nhà nước trong nền kinh tế thị trường.
Hòn đảo của cha con nhà họ Lý
Ắt Singapore là một đất nước khá nghiêm khắc. Nửa thế kỷ nay Đảng Hành động Nhân dân (PAP) vẫn nắm quyền.
Lý Quang Diệu, một luật sư đào tạo tại Cambridge ban đầu bị coi là có phần thiên tả, lập ra hệ thống nghị viện sao cho phe đối lập khó có thể thách thức được quyền lực. Từ năm 1966 đến năm 1981, Đảng PAP giành tất cả mọi ghế.
Họ đã nới lỏng dần kiểm soát và trong cuộc bầu cử gần nhất năm 2006, PAP chỉ dành được 66% phiếu và 82/84 ghế. Truyền thông và đặc biệt là internet cũng tự do hơn một chút.
Người Singapore cho rằng họ đạt tới sự cân đối hoàn hảo giữa sự hiệu quả và trách nhiệm giải trình.
Các chính trị gia liên tục được thử thách qua các kỳ bầu cử và phải luôn tiếp xúc với cử tri, nhưng vì chính phủ biết mình sẽ thắng nên họ có thể nhìn xa hơn.
Cải tổ những nơi như ITE tốn nhiều thời gian. “Sức mạnh của chúng tôi là có thể nhìn về phía trước và tư duy chiến lược,” Thủ tướng nói. “Nếu cứ 5 năm chính phủ lại thay đổi một lần thì mọi sự còn khó hơn.”
Điều này chính xác hơn những gì những người tự do Tây phương muốn thừa nhận. Không nhiều người ở Washington nghĩ xa hơn cuộc bầu cử Tổng thống 2012.
Đôi khi người ta cho rằng chính quyền Mỹ chỉ hoạt động ở tầm chiến lược khoảng 6 tháng vào đầu năm tại vị thứ hai, sau khi đã được Thượng viện phê chuẩn nhân sự và trước khi bầu cử giữa nhiệm kỳ bắt đầu.
Dù có cho rằng cử tri sẵn sàng đánh đổi một chút dân chủ để lẫy hiệu quả, mô hình của Singapore dường như vẫn khó có thể noi theo.
Không chỉ vì nhỏ nên dễ quản lý, mà sự cân đối giữa chế độ toàn trị và trách nhiệm giải trình còn phụ thuộc nhiều vào kỹ năng của các cá nhân (ngay cả phe đối lập cũng phải thừa nhận tài năng đặc biệt của cha con nhà họ Lý).
Nói rộng ra là thành công của Singapore phần nhiều là do những người đã lãnh đạo nó.
Chất lượng các cơ quan chính phủ Singapore cực tốt. Không giống như khu vực công bình quân chủ nghĩa ở phương Tây, Singapore đi theo mô hình “tinh hoa” và trả cho các quan chức cao cấp tới hơn 2 triệu USD/năm.
Họ phát hiện nhân tài từ lúc còn trẻ, chào mời họ học bổng và tiếp tục đầu tư cho họ. Những ai không đáp ứng được yêu cầu sẽ sớm bị loại.
Ngồi chung bàn với khoảng 30 quan chức giống như ngồi họp với các thành viên hợp danh trẻ tuổi tại Goldman Sachs hay McKinsey hơn là những loại chỉ biết nói “Vâng, thưa Bộ trưởng”.
Người ngồi bên trái bạn đang được biệt phái tới một công ty dầu mỏ; cô gái ngồi bên phải giữa những lúc được cử đến làm ở Bộ Tài chính và Bộ Quốc phòng đã kịp lấy bằng ở Trường Kinh tế London, Cambridge và Stanford.
Các “ngôi sao trẻ” tới Trường Dịch vụ công để được huấn luyện thêm; đích thân Thủ tướng viết case study cho họ.
Nhưng tài năng không chỉ đến từ những người như thế. Tài năng từ khu vực tư được tuyển cả vào giới chính trị và hành chính. Bộ trưởng Giáo dục hiện nay từng là bác sỹ phẫu thuật.
Ngành dân chính phương Tây thường do người giỏi lãnh đạo, nhưng ở Singapore, chế độ nhân tài được áp dụng trên toàn hệ thống.
Ví dụ như giáo viên phải xếp ở top 1/3 đầu lớp (giống như ở Phần Lan, Hàn Quốc, hai nước vốn cũng tự hào về xếp hạng giáo dục).
Hiệu trưởng thường được bổ nhiệm từ đầu ba và được tưởng thưởng nếu làm việc tốt nhưng nhanh chóng bị thay thế nếu trường hoạt động kém. Các bài kiểm tra khá khó.
Vậy nhà nước can thiệp vào nền kinh tế thế nào? Cha con nhà họ Lý học theo chính sách ngành, đầu tiên phát triển công nghiệp rồi tới dịch vụ.
Temasek quản lý danh mục đầu tư trị giá 190 tỷ SGD (150 tỷ USD). Nước này hiện đang cố thúc đẩy các ngành sáng tạo nhưng đến nay vẫn chưa mấy thành công.
Những nỗ lực chỉ huy ấy khiến Singapore dè dặt và ít tinh thần doanh nhân hơn so với Hong Kong vốn tự do tuyệt đối. Chắc chắn nước này có ít tỷ phú giàu có hơn.
Nhưng khó có thể coi Singapore là ví dụ thành công cho cách quản lý kinh tế từ trên xuống dưới như một số người Trung Quốc nghĩ.
Thực tế, yếu tốt cốt lõi đối với thành công của Singapore, khả năng thu hút các tập đoàn đa quốc gia nước ngoài, nhờ tự do kinh doanh nhiều hơn là chính sách ngành.
Không coi đầu tư nước ngoài là cách để đánh cắp công nghệ hay xây dựng các ngành chiến lược như Trung Quốc, Singapore theo đuổi chính sách mở cửa, xây dựng môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp.
Thông điệp trọng tâm vài thập kỷ qua vẫn vậy: hãy tới đây và bạn sẽ có cơ sở hạ tầng tuyệt vời, lực lượng lao động trình độ cao, giao thương rộng mở, nền pháp trị vững mạnh và thuế thấp.
Nói cách khác, lợi thế cạnh tranh của Singapore là chính quyền tốt mà lại rẻ. Họ đã nỗ lực giữ cho chính quyền thật nhỏ; ngay cả giáo dục cũng chỉ tốn có 3,3% GDP.
Nhưng thực sự thì họ tiết kiệm được từ phúc lợi xã hội và đặc biệt là không “làm hư” tầng lớp trung lưu.
Lý Quang Diệu nghĩ sai lầm của phương Tây là đã lập nên các nhà nước phúc lợi cung cấp đủ mọi thứ: nếu đã được ăn buffet vô tư, người ta sẽ nuốt chửng mọi thứ.
Ngược lại, cách làm của Singapore là để chính phủ cung cấp cho nhân dân phương tiện để họ có thể tự chăm sóc cho mình. Giáo dục tốt cho tất cả mọi người đóng một vai trò quan trọng.
Một trụ cột nữa là Quỹ tiết kiệm trung ương (CPF). 1/5 lương lao động nhập vào một tài khoản của họ ở CPF, chủ lao động đóng góp thêm 15% nữa. Quỹ này cấp vốn cho người Singapore xây dựng nhà ở, trả tiền lương hưu, chăm sóc sức khỏe và học trường cấp 3.
Có một lưới an sinh xã hội nhỏ dành cho những người rất nghèo hoặc bệnh tật. Nhưng dân chúng đều nghĩ mình sẽ chăm sóc cha mẹ, trả tiền cho các dịch vụ công và đồng tri chả cho các dịch vụ y tế.
Lý Quang Diệu đặc biệt không thích phúc lợi toàn diện miễn phí. Một khi đã trợ cấp, rất khó rút lại, ông nói.
Ông tin rằng nếu muốn giúp người ta, tốt hơn nên đưa thẳng tiền mặt cho họ thay vì cung cấp những dịch vụ mà chẳng ai hiểu giá trị của chúng. Ông nghĩ rút cục Trung Quốc sẽ đi theo mô hình của Singapore.
Nhưng có thể cho rằng nơi đáng phải học tập Singapore nhất là phương Tây. Bất chấp những luận bàn về giá trị Á Đông, Singapore là một nơi khá “Tây”.
Mô hình của họ là sự kết hợp giữa các yếu tố tự lập thời Victoria và lý thuyết quản trị kiểu Mỹ. Phương Tây có đi theo cả hai con đường trên mà không mất đi chút tự do nào.
Tại sao không đuổi việc những giáo viên kém phẩm chất và trả cao hơn cho các viên chức dân sự? Và các nhà nước phúc lợi kiểu phương Tây có cần giống những bữa buffet miễn phí đến thế?
Tương tự, chính phủ Singapore có thể nới lỏng kiểm soát mà không mất đi sự hiệu quả của mình. Điều đó có thể giúp họ có thêm cái tinh thần doanh nhân mà họ đang thèm muốn.
Theo Economist