Messi, Iniesta và Xavi được “sản xuất” thế nào?
Trong bóng đá chuyên nghiệp, không có mô hình quản lý nhân tài nội bộ nào tốt hơn của Barcelona.
- 31-03-2011Mỗi ngày một Case study: Thương hiệu thành công phải tác động cả vào con tim và khối óc
- 30-03-2011Mỗi ngày một Case study: AbitibiBowater phá sản như thế nào?
Bài viết này nằm trong loạt bài Mỗi ngày một Case Study.
Hai người viết Case Stuydy này là Chủ nhiệm bộ môn Quản lý nguồn nhân lực (Pablo Cardona) và trợ lý nghiên cứu (Borja Lleo) của Trường Kinh doanh Iese.
Tình huống
Trong bóng đá chuyên nghiệp, không có mô hình quản lý nhân tài nội bộ nào tốt hơn của Barcelona.
Trong khi đa phần doanh thu của Barcelona cũng như nhiều câu lạc bộ khác là từ các hợp đồng hợp tác kinh doanh (tháng 12 vừa qua, câu lạc bộ ký một hợp đồng tài trợ trị giá 30 triệu euro (39 triệu đôla) mỗi năm với chính phủ Qatar) và mua về các cầu thủ ngôi sao, nhưng nền tảng thành công của Barcelona là khả năng rèn luyện các tên tuổi hàng đầu từ lò đào tạo La Masía của mình.
Cả ba cái tên đứng đầu danh sách bầu chọn Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới năm 2010 của FIFA đều từng là học viên của học viện này và Lionel Messi đã dành Quả bóng vàng hai năm liên tiếp.
Thách thức:
Trong những năm gần đây bóng đá chuyên nghiệp ngày càng trở nên cạnh tranh hơn.
Hàng loạt những ông chủ giàu có, đặc biệt là ở Giải ngoại hạng Anh và các tài phiệt như tỷ phú Nga Roman Abramovich ở Chelsea, đã gia nhập làng túc cầu và làm cơ cấu nguồn tài chính của các đội bóng thay đổi hoàn toàn.
Liệu mô hình truyền thống của Barcelona có thể bắt kịp?
Phương thức truyền thống:
Trong ba thập kỷ qua, hơn 500 cầu thủ đã từng học tập ở La Masía, cả với tư cách học viên và theo diện trao đổi.
Mục đích truyền thống của học viện là đào tạo nên những cầu thủ bóng đá thành công.
Học viện tìm kiếm những cầu thủ tài năng, nhưng cũng có động lực chiến thắng mạnh mẽ và khả năng đồng đội cao.
Trong quá trình đào tạo, sự phát triển cá nhân và thành tích thể thao của mỗi cầu thủ trẻ luôn gắn liền với nhau trong.
Trong các đội hình trẻ, thời gian chơi bóng của mọi người đều như nhau giúp các cầu thủ có thể dần trưởng thành.
Khi họ phát triển dần cả về thể lực và trí lực, tính cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt.
Cựu Giám đốc kỹ thuật đội trẻ Barcelona José Ramón Alexanco giải thích rằng một số cầu thủ giàu tiềm năng, ví dụ như Messi, có thể được chuyển lên các đội hình cao hơn nhanh hơn người khác.
Nhưng các nhân viên huấn luyện luôn cân đong đo đếm những quyết định như thế này rất cẩn trọng, ông nói, vì một sai lầm có thể phá hủy sự tự trọng của cầu thủ trẻ và theo sau đó là cả sự tiến bộ của anh ta.
Học viện muốn các cầu thủ trẻ thực hiện lối chơi nhanh của đội bóng ngay từ đầu.
Điều đó đồng nghĩa với việc họ sẽ có thể hòa nhập nhanh chóng một khi tới thời khắc trọng đại và họ có tên trong đội hình xuất phát.
Những yêu cầu của sự nghiệp thể thao, những căng thẳng hàng ngày sau các bài tập và cuộc sống gia đình có thể tác động tới tâm lý của các cầu thủ tiềm năng.
Andrés Iniesta nhớ lại cái ngày anh nhập học La Masía ở tuổi 12: “Dường như thế giới đã chấm hết; giống như một cuộc sống mới đang bắt đầu và điều đó thực sự có một ảnh hưởng to lớn.”
Vì lý do đó, sự hỗ trợ từ giáo viên, nhà tâm lý và các chuyên gia có tiếp xúc với vận động viên trẻ được xem là cực kỳ cần thiết.
La Masía nổi tiếng với khả năng truyền cho cầu thủ trẻ một cái tôi cá nhân mạnh mẽ, điều này cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong thành công của học viện.
Nó cũng thuyết phục nhiều bậc cha mẹ để con mình gia nhập câu lạc bộ, dù cho khả năng vào được đội hình một của Barcelona rất nhỏ.
Bài học:
Barcelona đã có được sự tín nhiệm của các cầu thủ.
Cầu thủ trong các đội hình phụ hiểu câu lạc bộ đặt niềm tin nơi họ và tin tưởng rằng họ hoàn toàn có thể gia nhập đội hình xuất phát.
Vì lý do đó, họ vẫn ưu tiên theo đuổi sự nghiệp với Barcelona hơn là hấp dẫn tài chính từ các câu lạc bộ khác.
Với những công ty muốn đào tạo và giữ chân người tài, bài học ở đây là muốn thành công phải có một chiến lược đào tạo nhân tài rõ ràng và sự nhẫn nại để biết nhìn xa hơn những lợi ích ngắn hạn.