MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bernanke và Graham: Nên đầu tư theo ông Ben nào?

01-05-2011 - 10:04 AM | Tài chính quốc tế

Một là trader và kẻ lũng đoạn thị trường vĩ đại nhất lịch sử, một là cha đẻ của thuyết đầu tư giá trị.

Hai quan điểm về thị trường khác hẳn nhau có thể đại diện cho hằng hà sa số những ý kiến của các thành viên thị trường cổ phiếu Mỹ hiện nay. Một nhiệt thành tin tưởng vào thị trường hiệu quả và uy quyền tối thượng của giá trị thị trường trong vai trò phản ánh và dự báo giá trị cơ bản. Một kỳ vọng giá trị thị trường có sai lầm và thiên kiến.

Quan điểm thứ nhất nên được coi là thuộc về Ben Bernanke (có lẽ là trader và kẻ lũng đoạn thị trường vĩ đại nhất lịch sử); quan điểm thứ hai là của Ben Graham, cha đẻ của thuyết đầu tư giá trị. Nhưng bạn đồng ý với Benjamin nào?

Tôi nghĩ một ví dụ đơn giản có là câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi này. Hãy tưởng tượng một thế giới nơi thị trường cổ phiếu chỉ mở cửa giao dịch một giờ đồng hồ mỗi năm. Không còn bảng giao dịch điện tử, không còn tin đồn về chính sách lãi suất của NHTW, và chắc chắn là có ít những tay trader và quản lý quỹ khó chịu trên phố Wall hơn nhiều.

Nếu điều này khiến cách đầu tư của bạn thay đổi, thì rõ ràng diễn biến giá cả thị trường sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong quyết định đầu tư của bạn. Với bạn, một vụ đầu tư thành hay bại là ở việc nó có nhanh chóng mang về lợi nhuận nhờ các quyết định giao dịch trong chớp mắt của các thành viên khác trên thị trường. Bạn chính là một trader kiểu Benjamin Bernanke.

Tuy vậy, nếu bạn vẫn giữ cách đầu tư của mình, thì quyết định đầu tư của bạn phải dựa trên kỳ vọng về dòng tiền bạn sẽ nhận được từ khoản đầu tư đó, bất chấp sau đó giá trị thị trường có biến động ra sao. Bạn không quan tâm các bạn của mình nghĩ gì (và có lẽ bạn cũng chẳng có mấy bạn bè). Bạn chính là nhà đầu tư kiểu Benjamin Graham.

Với các trader kiểu Bernanke, giá thị trường là bức tranh phản ánh tất cả các thông tin và dự báo về tình hình thế giới. Nó không đắt, cũng chẳng rẻ, nó chỉ là nó mà thôi. Thế nên mới có những tuyên bố như “giá tăng chủ yếu phản ánh các yếu tố kinh tế cơ bản tốt đẹp” (lời Bernanke nói về giá nhà vào năm 2005).

Nhưng “sự thông thái của đám đông” lại thiên kiến khủng khiếp nếu các ý kiến đều độc lập. Vì tính bầy đàn của các trader kiểu Bernanke mà những ý kiến kiểu này luôn được khuếch đại và lan tràn trên thị trường.

Các nhà đầu tư kiểu Graham nhận ra điều này, cũng như việc bất kỳ ai cũng gặp khó khăn (đặc biệt là các nhà kinh tế và phân tích) trong việc dự báo chính xác thay đổi của các các biến số vĩ mô hay lợi nhuận của một khoản đầu tư của doanh nghiệp.

Họ coi cái dự báo phản ánh từ giá trị thị trường là một thứ thật ngớ ngẩn. Thị trường có đắt có rẻ và lúc nào đắt lúc nào rẻ thì đều khá rõ ràng.

Rõ ràng hạ lãi suất có thể thúc đẩy mua nhiều tài sản rủi ro hơn và do đó mà giá trị thị trường của cổ phiếu tăng lên khi các thành viên thị trường cho rằng sẽ có nhiều tiền lưu thông trong nền kinh tế hơn và sẵn sàng chấp nhận rủi ro để tạo ra nhiều lợi nhuận hơn. Trong nhiều năm qua các trader kiểu Bernanke vẫn thống trị.

Thị trường cổ phiếu hiện nay chính là một ví dụ. Bernake và các trader của ông ta nhảy dựng lên khi giá cổ phiếu tăng báo hiệu lợi nhuận doanh nghiệp tăng. Trong những tuyên bố đầy lạc quan có kỳ vọng rằng giá cổ phiếu biến động (tích cực) sẽ khiến các yếu tố cơ bản mà nó định giá cải thiện một cách thần kỳ (“hiệu ứng tài sản”). Trong khi đó, các nhà đầu tư kiểu Graham cẩn trọng tránh sang một bên.

Lịch sử không mỉm cười với các trader kiểu Bernanke. Lãi suất và giá trị thị trường phản ánh dự báo về các hoạt động kinh tế và lợi nhuận không bao giờ được hiện thực. Lãi suất thấp chỉ khiến giá cổ phiếu tăng trong ngắn hạn, và kéo theo đó luôn là nhu cầu cao về tính thanh khoản (tức tỷ lệ tiền mặt trên GDP). Vì thế hiện nay các NHTW đã hiểu hạ lãi suất không có tác dụng [trong dài hạn].

Tỷ số Q (Tobin’s Q) được tính bằng tổng giá trị thị trường cổ phiếu chia cho tổng tài sản ròng của doanh nghiệp. Tỷ số này đo lường một cách chính xác kỳ vọng thị trường đối với lợi nhuận thu về từ tài sản hữu hình cũng như tăng trưởng lợi nhuận sau đó.

Kể từ năm 1900, tỷ số này đã 6 lần lập đỉnh, tất cả những đỉnh ấy đều tiếp nối bằng một giai đoạn cổ phiếu mất giá mạnh. Gần đây tỷ số này đã vượt qua tất cả những đỉnh kể trên trừ đỉnh thiết lập vào cuối thập niên 1990. Hơn nữa, lợi nhuận trên vốn đầu tư tuy biến động mạnh nhưng nhờ tính cạnh tranh cao của nền kinh tế nên các số liệu khác vẫn khá ổn định.

Lần này mọi chuyện hoàn toàn có thể khác. “Thiên nga đen” luôn đợi ngày vỗ cánh. Nhưng nếu hai quan điểm đầu tư này có thất bại thì hậu quả của hai thất bại đó sẽ khác hẳn nhau.

Các trader kiểu Bernanke thường đầu tư ở các mức giá dựa trên các kịch bản cực kỳ thuận lợi và chính xác, nếu kịch bản ấy sai, thua lỗ sẽ cực kỳ nghiêm trọng. Các nhà đầu tư kiểu Graham đầu tư ở các mức giá dựa trên các kịch bản cực kỳ bất lợi nên nếu có điều chỉnh thì trên lý thuyết họ sẽ không lỗ nhiều.

Trong khi các trader kiểu Bernanke miệt mài với thuyết thị trường hiệu quả thì các nhà đầu tư kiểu Graham lại rùng mình với đòn bẩy nợ của mình.

Vậy bạn chọn đầu tư theo phong cách của ông Benjamin nào? Chắc chắn rằng đồng ý với ai thì bạn sẽ đầu tư theo cách của người đó rồi.

Nhưng có rất nhiều định kiến có thể ngăn cản chúng ta làm theo điều mà mình tin tưởng. Và có rất nhiều nhóm nhà đầu tư chuyên nghiệp thậm chí còn không có quyền lựa chọn vì sợ họ sẽ bị các trader kiểu Bernanke coi là “người ngoài”.

Chỉ có một điều duy nhất có thể coi là chắc chắn? Đó là quan điểm của một ông Ben sẽ đúng.

Người viết là ông Mark Spitznagel, sáng lập viên và Giám đốc đầu tư của quỹ đầu cơ Universa Investments LP.

Minh Tuấn
Theo Economist

ngocdiep

Trở lên trên