MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

CPI tháng 5 khó tăng thấp hơn 2%

Theo dự báo của bà Trần Thị Hằng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, CPI tháng 5 có khả năng tăng thấp hơn tháng 4 (tăng 3,32%) nhưng nhiều khả năng vẫn tăng khoảng 2-2,5%.

Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ,ông Nguyễn Xuân Phúc cũng cho rằng, do độ trễcủa việc thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP vềnhững giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội nên CPI tháng 5 và tháng 6 nhiều khả năng vẫn tiếp tục tăng. “Nhưng kể từ quý 2/2011, tốc độ tăng CPI sẽ giảm dần nhờ việc các bộ, ngành, địa phương thực hiện quyết liệt các giải pháp kiềm chế lạm phát được đặt ra trong Nghị quyết 11/NQ-CP”, ông Phúc hy vọng.

BàHằng cho rằng, córất nhiều nguyên nhân khiến CPI tháng 4/2011 tăng cao đột biến (tăng 9,64% so với tháng 12/2010 và tăng 17,51% so với cùng kỳ năm trước) trong đó có nguyên nhân quan trọng là hầu hết các mặt hàng là đầu vào của nền kinh tế phải nhập khẩu tăng mạnh.

Theo số liệu của Tổ điều hành thị trường trong nước, so với cùng kỳ năm 2010, trong 4 tháng đầu năm 2011, giá nhập khẩu bình quân một số mặt hàng cơ bản là đầu vào của nền kinh tế tăng mạnh như thép thành phẩm tăng 28,22%; phôi thép tăng 32,56%; xăng dầu tăng 39,3%; phân urê tăng 29,1%; khí đốt hoá lỏng (gas) tăng 31,6%; lúa mì tăng 39,31%... Còn so với tháng 3/2011, trong tháng 4 vừa qua, giá nhập khẩu bình quân của phôi thép tăng 1,99%; chất dẻo nguyên liệu tăng 3,14%; bông xơ tăng 2,77%; sợi các loại tăng 9,77%; xăng dầu tăng 8,76%; lúa mỳ tăng 12,71%...

Điều đáng nói là những mặt hàng chủ yếu phải nhập khẩu là đầu vào của nền kinh tế trong tháng 4 và 4 tháng đầu năm đã tăng rất mạnh, song theo dự báo của Cục quản lý giá, Bộ Tài chính thì hầu hết những mặt hàng này trong tháng 5 tiếp tục có biến động mạnh và đều theo xu hướng tăng so với tháng 4.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, cùng với việc điều chỉnh mức lương tối thiểu kể từ ngày 1.5.2011 lên 800.000 đồng/tháng; tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng thêm 13,7% sẽ tác động làm tăng lượng tiền trong lưu thông thì áp lực tăng giá hàng nhập khẩu là 2 trong những nguyên nhân chính đẩy CPI trong tháng 5 này tăng 2-2,5%.

Theo dự báo của Cục quản lýgiá,trong tháng 5 này, giá lúa gạo trên thị trường thế giới và trong nước sẽ ổn định do dự trữ gạo của Ấn Độ và Trung Quốc rất cao, trong khi Philipinese, Indonesia, Bangladesh đã nhập khẩu gần đủ lượng dự trữ; nguồn cung gạo từ Thái Lan và Việt Nam khá lớn (lượng gạo trữ của Thái Lan vào khoảng 7 triệu tấn, Việt Nam trữ khoảng 1,2 triệu tấn); giá mặt hàng thực phẩm tươi sống và rau xanh tăng nhẹ và giữ ở mức cao.

Tuy nhiên, mặt hàng lương thực vàthực phẩm(nhóm hàng ăn uống và dịch vụ ăn uống hiện chiếm 39,93% trong quyền số tính CPI) khó có thể tăng nhẹ do đầu vào của sản xuất nông nghiệp nhiều khả năng tăng mạnh trong tháng 5. Cụ thể, kể từ ngày 15.5.2011, Nhà máy Phú Mỹ dự kiến nghỉ bảo dưỡng (khoảng 30 ngày) sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung phân urê trong nước. Trong khi đó, giá phân bón thế giới đang có xu hướng tăng do Trung Quốc tiếp tục chính sách hạn chế xuất khẩu phân bón; giá xăng dầu tăng ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển… Tương tự, giá thức ăn chăn nuôi tiếp tục xu hướng tăng do ảnh hưởng của giá thế giới tăng và chi phí đầu vào sản xuất tăng.

Mặt hàng chiến lược khác là xăng dầu trên thị trường thế giới được dự báo là tiếp tục xu hướng tăng. Còn ở thị trường trong nước, với giá xăng RON 92 là 21.300 đồng/lít; dầu diesel (21.100 đồng/lít), dầu hoả (20.800 đồng/lít), dầu mazut (16.800 đồng/kg) nhưng vẫn thấp hơn giá bán xăng dầu của Lào, Trung Quốc, Campuchia từ 3.100 - 8.000 đồng/lít nên việc tăng giá mặt hàng này có thể thực hiện bất cứ lúc nào trong tháng 5 nếu giá xăng dầu trên thế giới không giảm.

Theo dự báo của Cục quản lý giá, trong nhóm 13 loại hàng hoá thiết yếu (không tính vàng và USD), quyết định đến tốc độ tăng CPI, ngoại trừ mặt hàng đường giảm nhẹ còn tất cả các mặt hàng khác như gas, sữa, thuốc chữa bệnh cho người đều tăng; ngay cả mặt hàng sắt thép và xi măng được dự báo là cầu giảm do phải thực hiện cắt giảm đầu tư công cũng rất khó giảm giá nên vẫn giữ ở mức giá cao như tháng 4.

Theo ông Nguyễn Đình Cung, Phóviện trưởng Viện nghiên cứu quản lýkinh tếTrung ương, giáđầu vào tăng do giáthịtrường thế giới tăng khiến CPI tăng là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, việc CPI tăng do chi phí đẩy không nghiêm trọng bằng lạm phát do cầu kéo do mở rộng chính sách tài khoá và tiền tệ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng dựa chủ yếu vào vốn đầu tư từ ngân sách.

“Việc thắt chặt chính sách tài khoá chưa thật sự rõ ràng. Cụ thể là các khoản cắt giảm đầu tư công, cắt giảm chi tiêu công vẫn mới chỉ dừng ở con số báo cáo, có lẽ các bộ, ngành, địa phương chưa cắt giảm các công trình, dự án một cách thực sự nhằm góp phần giảm tổng cầu của nền kinh tế và giảm áp lực lên lạm phát”, ông Cung nhận định và đưa ra dự báo, tốc độ tăng CPI trong tháng 5 này không dưới 2%.

Chuyên gia kinh tế Huỳnh Thế Du (Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright) cũng bày tỏ sự nghi ngờ về việc cắt giảm đầu tư công không được như mục tiêu đặt ra là “do nể nang”.

“Để chống lạm phát, trước mắt, Chính phủ cần phải yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cắt vốn đầu tư công tại tất cả các công trình, dự án theo một tỷ lệ nhất định. Biện pháp mạnh này thoạt nhìn thì có vẻ phi lý và phản khoa học, nhưng do không có tiêu chí rõ ràng nếu không cắt giảm theo tỷ lệ cứng sẽ dẫn đến tình trạng khoản cần đầu tư thì bị cắt giảm và ngược lại. Sau một thời gian cắt giảm theo tỷ lệ cứng, Chính phủ rà soát lại và điều chỉnh cho phù hợp với thực tế với nguyên tắc chỉ đầu tư vào những công trình, dự án cần thiết, quan trọng”, ông Du đề xuất.

Theo Mạnh Bôn

Báo Đầu tư

thanhhuong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên