MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

VEPR: Lạm phát 2011 vẫn có thể lên đến 15,5% trong điều kiện thắt chặt tiền tệ

Theo báo cáo của VEPR, tâm điểm của nguy cơ rủi ro vĩ mô của Việt Nam trong trung hạn nằm ở các NHTM do chịu ảnh hưởng từ hai khu vực là DN và thị trường tài sản.

Trong bản báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2011 “Nền kinh tế trước ngã ba đường” của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách VEPR (Đại học Quốc gia) thì lạm phát dự báo có thể ở mức 15,5%, tăng trưởng đạt 6,2% trong điều kiện thắt chặt tiền tệ và cắt giảm đầu tư công quyết liệt. Còn nếu Chính phủ không đủ quyết liệt chống lạm phát và bình ổn vĩ mô, kịch bản mức lạm phát có thể cao hơn khoảng 18% và có mức tăng trưởng 6,5%.

Báo cáo cũng chỉ ra mô hình tăng trưởng dựa trên mở rộng đầu tư, và khu vực kinh tế quốc doanh là thiếu hiệu quả không đem lại chất lượng tăng trưởng cao. Kinh nghiệm việc giám sát các tập đoàn lớn không có hiệu lực như mong muốn.

Đối với chính sách tiền tệ và tài khóa thì dường như vấn đề phối hợp chưa chủ đông và nhất quán dẫn đến những rủi ro tích lũy cho nền kinh tế.

Khuyến nghị chính sách của VEPR là cần sớm có những ngăn chặn rủi ro vĩ mô Việt Nam. Theo đó về trung hạn, tâm điểm của nguy cơ rủi ro vĩ mô của Việt Nam hiện nằm trong khu vực ngân hàng thương mại - khu vực chịu áp lực rủi ro từ 2 khu vực là doanh nghiệp và khu vực thị trường tài sản. Đây là hệ quả của mô hình tăng trưởng của Việt Nam.

Tuy nhiên theo nhận xét của T.S Lê Hồng Nhật – Trường đại học kinh tế Hồ Chí Minh- thì bản báo cáo chưa đưa ra giải pháp đủ sâu để giải quyết các vấn đề phức tạp của khu vực công. Bên cạnh đó báo cáo cũng chưa thực sự có được đề ra những bước đi cần thiết cho chính sách tổng thể, dài hạn.

Ở một góc nhìn khác, T.S Nguyễn Minh Phong thì cho rằng bản báo cáo đã quên đi một mảng kinh tế rất quan trọng là khu vực nông nghiệp nông thôn, nó đóng góp 30% GDP và sử dụng 70% lực lượng lao động. Sự thiếu sót này khiến cho bản báo cao mất đi sức nặng của gói giải pháp thực sự.

Bên cạnh đó với tiêu đề “Nền kinh tế trước ngã ba đường” bản báo cáo cũng chưa có khắc họa rõ nét sự khó khăn trong lựa chọn mục tiêu cũng như chính sách của những nhà hoạch định, để từ đó có những khuyến nghị thực sự đột phá và tập trung vào hướng đi dài hạn.

Tuy nhiên hầu hết các diễn giả đều đồng ý rằng đây là công trình nghiên cứu công phu, nhiều tâm huyết của nhóm tác giả đưa ra những khuyến nghị mang tính gợi mở cao. Trong đó, nhấn mạnh cần tăng cường đầu tư cho nhân lực thực sự là biện pháp cần được quan tâm và chú trọng nhiều hơn cho sự phát triển dài hạn của Việt Nam.

T.S Lê Xuân Nghĩa bổ sung thêm rằng: “Cần nâng cao chất lượng nghiên cứu quản lý kinh tế và điều hành chính sách, đó là nền tảng cho xây dựng chính sách hợp lý và hiệu quả, không giật cục”.

Cao Sơn
Theo DDDN

phuongmai

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên