MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

“Con số biết nói” về thực trạng châu Âu

24-05-2011 - 10:02 AM | Tài chính quốc tế

Nỗi sợ về khả năng khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp sẽ dẫn đến vấn đề tương tự tại châu Âu cho đến nay đã rõ ràng.

Tháng 11/2010, Ireland tiếp bước Hy Lạp cần đến sự hỗ trợ từ bên ngoài. Ireland trở thành nước đầu tiên nộp đơn xin nhận tiền giải cứu tính từ sau khi chương trình hỗ trợ do EU và IMF thống nhất đưa ra vào tháng 5/2010.

Tháng 4/2011, Bồ Đào Nha tiếp bước Ireland.

Chênh lệch lợi suất trái phiếu chính phủ của 3 nước trên so với Đức (loại trái phiếu an toàn nhất) hiện nay đều cao hơn so với thời điểm tháng 5/2010.

Những lời húa giảm thâm hụt ngân sách thông qua giảm chi tiêu công và tăng thuế cho đến nay không đủ khiến trái chủ an lòng, bởi họ biết các biện pháp trên sẽ tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế.

Đồ thị được đưa ra trong bài (cập nhật đến ngày 17/05/2011) cho thấy một số vấn đề mà các nền kinh tế châu Âu đang đối đầu. Dù năm 2010, GDP cải thiện nhưng mức tăng trưởng của các nền kinh tế rất khác nhau.

Kinh tế Đức tăng trưởng tốt, trong khoảng thời gian 1 năm tính đến quý 1/2011 tăng gần 5%. Tuy nhiên GDP của Hy Lạp đi xuống mạnh sau các biện pháp thắt chặt ngân sách. Kinh tế Ireland đi xuống vào cuối năm 2010 còn kinh tế Tây Ban Nha tăng trưởng “èo uột”.

Tại nhiều nước, tỷ lệ thất nghiệp hiện chưa tăng cao như người ta tính toán xét đến bối cảnh khủng hoảng.

Tỷ lệ thất nghiệp tại Đức hiện thấp hơn so với trước khủng hoảng nhờ chương trình việc làm ngắn hạn và điều chỉnh thời gian phù hợp trong lĩnh vực sản xuất.

Nhóm nước chịu tác động nặng nề nhất bao gồm Ireland và Tây Ban Nha, nơi lĩnh vực xây dựng đã sụp đổ. Tỷ lệ thất nghiệp trong nhóm người trẻ tại Tây Ban Nha đặc biệt cao.

Tình hình tại Anh khá hơn bởi chính phủ nước này thắt chặt quản lý lĩnh vực xây dựng trong thời kỳ thị trường nhà đất tăng trưởng nóng.

Tăng trưởng kinh tế yếu và thất nghiệp cao mang đến quá nhiều vấn đề cho nhóm nước vốn đã có tỷ lệ nợ công cao. Điều này giải thích tại sao Hy Lạp khiến thị trường mất niềm tin đầu tiên với tỷ lệ nợ công lên đến 127%GDP và thâm hụt ngân sách 15,4% GDP.

Ủy ban châu Âu vào giữa tháng 5/2011 đã dự báo nợ công tại Ireland và Bồ Đào Nha ở thời điểm cuối năm 2011 đều ở trên mức 100% GDP và chạm mức 158% GDP tại Hy Lạp.

Chính phủ một số nước khác đang đi trước để tránh áp lực của thị trường: chính phủ Anh đang muốn đưa tình hình tài khóa vào ổn định trong 4 năm đầy khó khăn.








Ngọc Diệp
Theo Diễn đàn doanh nghiệp/Economist

ngocdiep

Trở lên trên