MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tại IMF, nguyên tắc đạo đức khắt khe không áp dụng với nhóm lãnh đạo cao nhất

30-05-2011 - 11:01 AM | Tài chính quốc tế

Cách duy nhất mà ban này trừng phạt thành viên chỉ là viết thư cảnh báo đến người đó hoặc về nước đã bổ nhiệm lãnh đạo đó.

Tại Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), có một chuỗi nguyên tắc đạo đức áp dụng cho các nhân viên và một nhóm các nguyên tắc khác áp dụng cho các giám đốc điều hành cao cấp giám sát tổ chức quyền lực này.

Trong 4 năm qua, quỹ đã thắt chặt quy định quản lý hệ thống nội bộ về các hành vi sai trái áp dụng với khoảng 2.400 nhân viên. Quỹ lập ra đường dây nóng để đón nhận những lời phàn nàn, công bố chi tiết những lời phàn nàn trong báo cáo thường niên và cho phép theo đuổi các vụ kiện, năm ngoái đã có 1 vụ sa thải vì lý do này.

Thế nhưng thành viên thuộc ban điều hành của quỹ gần như không phải chịu sự kiểm soát này.

Ban điều hành chịu trách nhiệm xây dựng chính sách cho các giám đốc cũng như giám đốc điều hành. Ủy ban có nhóm 5 người chuyên phụ trách về các vấn đề liên quan đến đạo đức. Công việc của nhóm này được giữ kín. Cách duy nhất mà ban này trừng phạt thành viên chỉ là viết thư cảnh báo đến người đó hoặc về nước đã bổ nhiệm lãnh đạo đó.

Bà Katrina Campbell, một chuyên gia tại Global Compliance, nhận xét: “Hiện có quá nhiều biện pháp kiểm soát áp dụng với nhân viên chứ không phải lãnh đạo.”

Những tuần gần đây, chính sách đạo đức của IMF đã chịu rất nhiều chỉ trích từ khi tổng giám đốc Dominique Strauss Kahn đương đầu với bê bối tấn công tình dục. Ông đã tuyên bố từ chức không lâu sau khi bị cáo buộc.

Một nghiên cứu về chính sách đạo đức của IMF được thực hiện năm 2007 cho thấy quỹ thiếu các phương thức cần thiết để trừng phạt nhân viên quỹ cũng như bộ phận điều hành nếu họ vi phạm về đạo đức. Báo cáo chỉ trích các nguyên tắc hết sức mơ hồ và thiếu biện pháp thực thi hiệu quả.

Trong vai trò tổ chức quốc tế, vị thế pháp lý của quỹ khá phức tạp. Dù có trụ sở tại Washington, không thể áp dụng mọi luật của Mỹ vào đây. Không giống với các nhân viên, giám đốc được bổ nhiệm bởi nước họ và vì thế không nhất thiết phải có trách nhiệm trung thành với quỹ. Quy tắc đạo đức nội bộ như vậy thực sự phải khắt khe.

Tháng 5/2011, quy tắc đạo đức áp dụng với các thành viên cấp thấp đã bị thắt chặt. Thế nhưng quy tắc áp dụng với các điều hành không hề thay đổi từ năm 2003. Nhóm nguyên tắc này cũng không đưa ra cụ thể về việc liệu quan hệ thân tình với một thành viên thuộc quỹ có khả năng gây ra xung đột lợi ích có cần phải được báo cáo hay không.

Minh Ngọc

ngocdiep

Nytimes

Trở lên trên