10 quốc gia dẫn đầu thế giới về kim ngạch thương mại năm 2050
Trung Quốc sẽ sớm vươn lên vị trí dẫn đầu vào năm 2015. Thị trường mới nổi như Hồng Kông, Thái Lan, ... được dự báo sẽ tăng trưởng rất mạnh và lọt vào danh sách top 10 năm 2050.
- 16-06-201110 nước khó làm kinh doanh nhất thế giới
- 27-06-2011Các quốc gia có nhiều gia đình triệu phú nhất thế giới
- 26-06-201110 sân Golf xa xỉ nhất thế giới
- 15-06-2011Chất lượng cuộc sống tại Úc tốt nhất thế giới
Mặc dù giảm 20% do khủng hoảng tài chính, thương mại thế giới vẫn được dự báo sẽ tăng từ 61% GDP toàn cầu năm 2010 lên 86% năm 2050, theo một báo cáo mới đây của tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới Citigroup.
Kim ngạch thương mại được định nghĩa là giá trị kết hợp của cả nhập và xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ của một quốc gia.
Đáng nói là, thương mại thế giới sẽ được chuyển đổi, các thị trường mới nổi sẽ là nơi tăng trưởng nhiều nhất. Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2015, và cùng lúc đó, khu vực châu Á đang phát triển sẽ trở thành hành lang thương mại khu vực lớn nhất thế giới.
Tuy vậy, những dự đoán này chỉ phụ thuộc vào tăng trưởng GDP, cải thiện hiệu suất, mức tăng thu nhập và ít phụ thuộc vào những biện pháp bảo hộ kinh tế của các nước.
10. Hồng Kông
Kim ngạch thương mại năm 2050: 8,5 nghìn tỷ USDChiếm: 2,3% thương mại thế giới
Hồng Kông không nằm trong top 10 năm 2010 nhưng được kì vọng là sẽ leo lên vị trí thứ 8 năm 2030 với kim ngạch thương mại đạt 4,1 nghìn tỷ USD, trước khi trượt xuống vị trí thứ 10 vào năm 2050.
9. Singapore
Kim ngạch thương mại năm 2050: 8,65 nghìn tỷ USDChiếm: 2,3% thương mại thế giới
Kim ngạch thương mại Singapore được dự đoán sẽ tăng từ 1,6 nghìn tỷ USD năm 2015 lên 4,1 nghìn tỷ USD năm 2030 và chiếm 2,8% thương mại thê giới.
8. Nhật Bản
Kim ngạch thương mại năm 2050: 8,76 nghìn tỷ USDChiếm: 2,4% thương mại thế giới
Kim ngạch thương mại Nhật Bản năm 2010 đạt 1,78 nghìn tỷ USD, chiếm 4,8% thương mại thế giới và được dự báo sẽ giảm dần và bắt đầu trượt dốc từ năm 2030. Kim ngạch thương mại Nhật Bản năm 2030 được dự báo chiếm 3,3% thương mại thế giới.
7. Thái Lan
Kim ngạch thương mại năm 2050: 9,06 nghìn tỷ USDChiếm: 2,4% thương mại thế giới
Thái Lan sẽ xuất hiện trong danh sách top 10 lần đầu tiên vào năm 2050, và được dự đoán là sẽ hưởng lợi từ Hiệp định Thương mại Tự do với Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Úc, New Zealand, Hàn Quốc và các nước ASEAN.
6. Indonesia
Kim ngạch thương mại năm 2050: 10,58 nghìn tỷ USDChiếm: 2,9% thương mại thế giới
Indonesia cũng sẽ lần đầu tiên được đứng trong danh sách top 10 vào năm 2050, chủ yếu nhờ vào thương mại với Trung Quốc, Nhật Bản và Liên minh châu Âu.
5. Đức
Kim ngạch thương mại năm 2050: 11,17 nghìn tỷ USDChiếm: 3% thương mại thế giới
Năm 2010, kim ngạch thương mại Đức đạt 2,86 nghìn tỷ USD, chiếm 7,6% thương mại thế giới. Năm 2030, dù kim ngạch thương mại nước này sẽ tăng đến 6,37 nghìn tỷ USD, nó vẫn chỉ chiếm 4,3% thương mại thế giới.
4. Hàn Quốc
Kim ngạch thương mại năm 2050: 11,5 nghìn tỷ USDChiếm: 3,1% thương mại thế giới
Năm 2010 kim ngạch thương mại Hàn Quốc đạt 1,05 nghìn tỷ USD và chiếm 2,8% thương mại thế giới. Đến năm 2030, các con số này sẽ tăng lên thành 5,5 nghìn tỷ USD và 3,7%.
3. Mỹ
Kim ngạch thương mại năm 2050: 21,97 nghìn tỷ USDChiếm: 5,9% thương mại thế giới
Mỹ hiện đang là quốc gia dẫn đầu thế giới về kim ngạch thương mại, chiếm đến 10,7% thương mại thế giới. Song dự đoán đến năm 2030, kim ngạch thương mại nước này sẽ chỉ còn chiếm 7,6% thế giới. Mỹ sẽ tụt lại sau Ấn Độ và Trung Quốc.
2. Ấn Độ
Chiếm: 8,4% thương mại thế giới
Ấn Độ chưa lọt vào top 10 trong năm 2010, nhưng được dự báo sẽ chiếm 2,7% thương mại thế giới vào năm 2015, và 5,3% vào năm 2030.
1. Trung Quốc
Kim ngạch thương mại năm 2050: 63 nghìn tỷ USDChiếm: 17% thương mại thế giới
Trung Quốc hiện đang chiếm 9,5% thương mại thế giới với kim ngạch thương mại đạt 3,6 nghìn tỷ USD, song nó sẽ soán ngôi Mỹ vào năm 2015. Năm 2030, Trung Quốc sẽ chiếm 16,7% thương mại thế giới với mức kim ngạch thương mại 24,9 nghìn tỷ USD.
Thu Thủy
Theo BusinessInsider