Mỹ đã nâng trần nợ gần 70 lần trong 50 năm qua
Khả năng nước Mỹ vỡ nợ rất thấp bởi mức trần nợ rồi cũng sẽ được điều chỉnh tăng vào phút cuối, điều này đã xảy ra hơn 70 lần từ thập niên 1960.
- 30-06-2011Người Mỹ vẫn mơ có nhà
- 27-06-2011Nhà đầu tư trái phiếu Mỹ sẽ mất hơn 100 tỷ USD nếu Mỹ mất xếp hạng AAA
- 27-06-2011Mỹ cũng phải chịu trách nhiệm về khủng hoảng tại Hy Lạp
Ông John Chambers, giám đốc điều hành cơ quan xếp hạng tín dụng S&P, khẳng định cơ quan này sẽ hạ xếp hạng tín dụng của Mỹ xuống sâu khỏi mức cao nhất nếu nước này không trả được nợ vào ngày 04/08/2011.
Ông Chambers, người cũng đang đứng đầu bộ phận xếp hạng tại S&P, khẳng định trái phiếu chính phủ Mỹ đáo hạn vào ngày 04/08 sẽ bị hạ xếp hạng xuống mức D nếu chính phủ Mỹ không tuân thủ tốt thời hạn này. Các loại trái phiếu Bộ Tài chính khác dù không liên quan cũng sẽ bị hạ xếp hạng.
Ông nói: “Nếu chính phủ Mỹ chậm trả nợ, nó sẽ là D. Điều này sẽ xảy ra sau ngày 04/08/2011 khi các trái phiếu đáo hạn.”
Lo lắng về trạng thái vỡ nợ mang tính kỹ thuật đã tăng lên sau khi các cuộc đối thoại về ngân sách giữa Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa thất bại đầu tuần này.
Việc vỡ nợ chỉ trong thời gian ngắn sẽ lập tức khiến chi phí lãi vay của nước này tăng lên, gây áp lực lên quá trình phục hồi kinh tế vốn đã khó khăn, làm giảm đi vị thế đồng tiền dự trữ của đồng USD.
Ngày 04/08/2011, Bộ Tài chính Mỹ dự kiến phải trả khoảng 30 tỷ USD nợ ngắn hạn.
Khi các cuộc đối thoại liên quan đến nợ bế tắc, nhiều chính trị gia Mỹ đã nói đến việc ưu tiên trả nợ. Tuy nhiên Bộ trưởng Tài chính Mỹ cảnh cáo động thái này sẽ có thể khiến nhà đầu tư tháo chạy khỏi nợ Mỹ.
Ông Geithner chỉ ra bởi cứ một đồng USD tiêu đi, nước Mỹ vay 40 cent trong đó. Vậy việc ưu tiên trả nợ mà không nâng trần nợ sẽ khiến chi tiêu của chính phủ giảm 40%.
S&P không phải tổ chức xếp hạng tín dụng đầu tiền dọa hạ xếp hạng tín dụng của Mỹ nếu nước này không trả nợ đúng hạn. Moody cũng đã đưa ra tuyên bố tương tự.
Tuy nhiên chuyên gia Chambers của S&P khẳng định khả năng nước Mỹ vỡ nợ rất thấp bởi mức trần nợ rồi cũng sẽ được điều chỉnh tăng vào phút cuối, điều này đã xảy ra hơn 70 lần từ thập niên 1960.
Ngọc Tuấn
Theo Reuters