MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thấm đòn tín dụng, Tập đoàn Sông Đà “kêu cứu”

20-07-2011 - 10:46 AM | Doanh nghiệp

Hiện Tập đoàn đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động vốn cho đầu tư, nhiều dự án chưa bố trí được vốn như Thủy điện Xeekaman 1, Tiên Thành,…đặc biệt là các dự án bất động sản

Tại buổi họp giao ban kết quả 6 tháng đầu năm và kế hoạch 6 tháng cuối năm của các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng ngày 19/7. Ông Dương Khánh Toàn –TGĐ của Tập đoàn Sông Đà đã có một loạt kiến nghị lên Bộ Xây dựng để giải quyết khó khăn mà Tập đoàn này đang gặp phải. Đơn cử như dự án Thủy điện Lai Châu, Tập đoàn đã giải ngân 1300 tỷ đồng, nhưng cho đến nay cả vốn thanh toàn và ứng vốn cho dự án này chỉ khoảng 200 tỷ đồng, chủ đầu tư phải huy động nguồn lực mọi nơi để trả tiền lương cho cán bộ nhân viên, ngay cả tiền lương của cán bộ nhân viên tháng 5, tháng 6 chủ đầu tư đến này vẫn chưa thanh toán. Tình hình các doanh nghiệp thuộc tập đoàn đang gặp rất nhiều khó khăn.

Đến 30/6/2011 vốn chủ sở hữu của Tập đoàn chỉ có 15600 tỷ đồng nhưng đã đầu tư lên đến 8000 tỷ đồng, trong khi đó dỡ dang công nợ quá lớn lên đến trên 5500 tỷ đồng do chủ đầu tư không có vốn để thanh toán.  Tình trạng này đã và đang vượt quá sức chịu đựng của các doanh nghiệp cũng như Tập đoàn.

Vì vậy, Tập đoàn Sông Đà đề nghị Bộ Xây dựng kiến nghị lên Thủ tướng chỉ đạo ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng có giải pháp giảm lãi suất huy động và cho vay để các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, tối thiểu không bị thua lỗ do chi phí tài chính

Chỉ đạo và tạo điều kiện cho các chủ đầu tư đảm bảo vốn thi công và thanh toán tại các công trình trọng điểm. Có cơ chế giải quyết riêng chi phí lãi vay, chậm thanh toán đối với các dự án này.

Giải quyết cơ chế hoàn trả cả vốn và lãi vay đối với các dự án do Thủ tưởng quyết định thoái vốn

Chỉ đạo EVN thực hiện chế độ tiết kiệm chi phí 2% tại Thủy điện Sơn La và giải quyết rứt điểm những tồn tại trên

Kiến nghị Bộ Xây dựng chỉ đạo ngân hàng VDB cho vay để đầu tư dự án Thủy điện Xeekaman1.

Ngoài ra Tập đoàn Sông Đà cũng đề nghị Bộ Xây dựng cho Tập đoàn này tiếp tục đầu tư, kinh doanh đô thị và KCN và được coi đây là ngành nghề chính của Tập đoàn. Vì theo lý giải của TĐ Sông Đà, hiện nay Tập đoàn đã đầu tư vào ngành nghề chính (ngoài BĐS) khoảng 70% trong khi nguồn vốn chủ sở hữu của Tập đoàn lại hạn chế. Do đó, TĐ Sông Đà xin được coi BĐS là ngành nghề chính để nâng cao tiềm lực trong giai đoạn tới.

Đối với dự án nhiện điện Long Phú 2, đây là dự án trọng điểm quốc gia mà Chính phủ đã giao cho Tập đoàn đầu tư. Tuy nhiên, hiện nay Tập đoàn đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc thành lập Công ty cổ phần để thực hiện dự án trên, do hiện nay Tập đoàn chỉ có đủ khả năng đảm bảo được 30% vốn điều lệ của Công ty cổ phần này. Tập đoàn kiến nghị Bộ Xây dựng hỗ trợ trong việc tìm kiếm nhà đầu tư tham gia đầu tư vào dự án nhiện điện Phong Phú 2.

Tập đoàn cơ bản hoàn thành mục tiêu, tiến độ, đảm bảo chất lượng xây lắp các công trình trọng điểm như Thủy điện Sơn La, Lai Châu, Xeekaman 3, Nậm Chiến, Bản Chát, nhiệt điện Vũng Áng 1…

Hiện Tập đoàn đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động vốn cho đầu tư, nhiều dự án chưa bố trí được vốn như Thủy điện Xeekaman 1, Tiên Thành, Nậm Thi, Sập Việt,…đặc biệt là các dự án bất động sản

Đường QL3 chưa hoàn thành lập dự án đầu tư, Đường QL6 chưa được Thành phố Hà Nội phê duyệt đề xuất dự án, Khu đô thị mới Nam An Khánh đến 17/6/2011 mới được Thành phố phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, KĐT mới Thịnh Liệt vướng mắt trong giải phóng mặt bằng.

Trong 6 tháng đầu năm 2011 Tập đoàn Sông Đà đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra

Cụ thể, tổng giá trị SXKD thực hiện đạt 31.890 tỷ đồng so với kế hoạch năm 63.500 tỷ đồng hoàn thành 50%. Doanh thu thực hiện đạt 27.679 tỷ đồng hoàn thành 49% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế thực hiện đạt 560 tỷ đồng hoàn thành 18% kế hoạch năm là 3100 tỷ đồng. Giá trị đầu tư đạt 4.566 tỷ đồng hoàn thành 46% kế hoạch năm

Chỉ tiêu lợi nhuận đạt thấp so với kế hoạch năm nguyên nhân chính là do chủ đầu tư các công trình Tập đoàn thi công thiếu vốn thanh toán, đặc biệt là Thủy điện Lai Châu và Huội Quảng dẫn đến giá trị dỡ dang, công nợ của Tập đoàn lớn vượt quá khả năng của các đơn vị. Trong khi đó, lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng quá cao đã làm giảm đáng kể hiệu quả SXKD của các đơn vị thi công cũng như đơn vị đầu tư. Mặc khác, lĩnh vực kinh doanh nhà và đô thị là mảng đem lại lợi nhuận cao cho Tập đoàn trong những năm qua, hiện đang gặp nhiều khó khăn.

Thực hiện Nghị quyết 11 của Chỉnh phủ Tập đoàn đã rà soát và cắt giảm kế hoạch đầu tư năm 2011 từ 16.422 tỷ đồng ban đầu xuống còn 10.470 tỷ đồng giảm 5.972 tỷ đồng. Hiện nay, tiếp tục rà soát kế hoạch đầu tư để báo cáo Bộ điều chỉnh cho phù hợp với thực tế hiện nay, đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh

Kế hoạch sản xuất kinh doanh 6 tháng cuối năm 2011 với tổng giá trị sản xuất kinh doanh 30.000 tỷ đồng, doanh thu 27.500 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1500 tỷ đồng, vốn đầu tư 6 tháng cuối năm ước tính 5000 tỷ đồng

Gia Hân

thuatvk

Trở lên trên