MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tại sao S&P quyết tâm hạ xếp hạng tín dụng của Mỹ?

07-08-2011 - 17:08 PM | Tài chính quốc tế

Quan chức chính phủ Mỹ đã quá choáng váng khi chỉ 1,2 tiếng sau khi biết đã tính sai 2 nghìn tỷ USD, S&P trả lời sẽ vẫn hạ xếp hạng tín dụng.

Khi được thông báo đã tính toán sai 2 nghìn tỷ USD về thâm hụt ngân sách Mỹ trong vòng 10 năm tới, chiều ngày thứ Sáu, chuyên gia thuộc S&P đã cố gắng cân nhắc lại quyết định lịch sử: hạ xếp hạng tín dụng Mỹ.

Theo một số nguồn tin thân cận, S&P đã dựng cả một số thành viên cao cấp thuộc tổ chức tại châu Âu dậy để tổ chức bàn thảo khẩn cấp khi các thị trường tài chính tại Mỹ chuẩn bị đóng cửa.

Kết quả: Tổ chức này vẫn đưa ra quyết định như cũ, hạ xếp hạng tín dụng AAA của Mỹ xuống mức AA+.

Nước Mỹ, sau khi giữ được xếp hạng tín dụng AAA suốt từ năm 1941, nay đã để mất nó. Vấn đề lỗi sai của S&P và khoảng thời gian tổ chức này cân nhắc lại về quyết định hạ xếp hạng của mình gây ra rất nhiều tranh cãi.

Người ta còn băn khoăn với việc liệu dữ liệu mới từ Mỹ có cho thấy nước này đáp ứng được tiêu chuẩn của S&P về thâm hụt ngân sách ổn định và liệu S&P có tính đến nợ liên bang và địa phương trong xếp hạng về nợ Mỹ. Tối ngày thứ Sáu, chẳng có bên nào đưa ra số liệu này.

Chiều ngày thứ Sáu, S&P thông báo với Bộ Tài chính Mỹ rằng nhóm chuyên gia đứng đầu tổ chức đã quyết định hạ xếp hạng nợ của Mỹ. Các tổ chức xếp hạng thường thông báo quyết định của họ với đối tượng chịu ảnh hưởng lớn nhất trước khi đưa ra thông cáo báo chí.

Quan chức Bộ Tài chính Mỹ nhanh chóng nhận ra lỗi sai trong tính toán của S&P. Lỗi sai này khiến tỷ lệ nợ/GDP thay đổi. S&P cho rằng nợ/GDP của Mỹ vào năm 2021 sẽ ở mức 87% trong khi quan chức Bộ Tài chính Mỹ khẳng định con số này chỉ 79%, 2 nghìn tỷ USD đã bị tính sai.

Không bên nào tranh cãi thêm về lỗi sa này.

Tuy nhiên, theo nguồn tin khác, quan chức chính phủ Mỹ đã choáng váng chỉ trong 1 hoặc 2 tiếng đồng hồ sau khi bị thông báo sai, S&P trả lời rằng họ sẽ vẫn hạ xếp hạng tín dụng của Mỹ bất chấp lỗi sai trên.

Như vậy, bất chấp con số 2 nghìn tỷ USD, S&P vẫn hạ xếp hạng tín dụng của Mỹ dù đã có số liệu mới. Số liệu mới cho thấy Mỹ sẽ có thâm hụt ngân sách ổn định trong 10 năm tới.

Một người rất sành sỏi về S&P cho biết cơ quan này đã suy nghĩ và tính toán trong khoảng thời gian dài hơn và cẩn trọng cân nhắc thông tin mới nhận được. Quyết định sau cùng không thay đổi: trong khi tỷ lệ tăng trưởng nợ chậm lại và thấp hơn so với lần tính toán đầu, nợ không bao giờ ngừng tăng và có thể trở nên ổn định theo tiêu chí mà S&P đưa ra vào tháng trước để đánh giá về nước Mỹ.

S&P đã muốn chính phủ Mỹ cắt giảm 4 nghìn tỷ USD nợ liên bang trong 10 năm tới, tuy nhiên thỏa thuận về trần nợ vừa qua chỉ mang lại con số 2,7 nghìn tỷ USD.

S&P không công bố số liệu kèm với thông cáo báo chí ngày thứ Sáu. Thế nhưng trong tâm điểm các cuộc tranh luận, S&P tuyên bố họ nhìn vào tín nhiệm tín dụng trong từ 3 đến 5 năm chứ không phải 10 năm.

Trong khung thời gian trên, lỗi sai của S&P chỉ khiến nợ/GDP tăng thêm khoảng 2% tương đương khoảng 350 tỷ USD. Tuyên bố của S&P có đoạn: “Trọng tâm hiện tại dồn vào mức nợ hiện nay, tỷ lệ nợ/GDP, việc các chính trị gia không sẵn sàng giải quyết để cải thiện triển vọng tài khóa trung hạn của Mỹ.”

Số liệu của S&P sẽ xem xét đến nợ của Mỹ bao gồm nợ liên bang và nợ của từng bang. Điều này phổ biến trên khắp thế giới bởi nợ của địa phương liên quan chặt chẽ với chính phủ.

Nguồn tin từ chính phủ Mỹ cho thấy mọi chuyện tại Mỹ rất khác bởi chính quyền các bang tại Mỹ có quyền lực chính trị riêng trong vấn đề vay nợ. Chẳng thỏa thuận nào tại Washington có thể thay đổi được lượng nợ được phát hành.

S&P khăng khăng rằng họ đã làm đúng khi tính đến tín nhiệm tín dụng của một đất nước bằng cách gom nợ của tất cả bởi cùng một đối tượng người đóng thuế nói chung. Tuy nhiên họ cũng thừa nhận phương pháp mà họ dùng đã làm tăng tỷ lệ nợ/GDP thêm 1% khi so với con số nợ của chính quyền liên bang nói riêng.

S&P khẳng định họ có dư thời gian để xem xét tình hình dù thỏa thuận nâng trần nợ mới chỉ thông qua vào ngày thứ Ba tuần vừa rồi. Quan chức Bộ Tài chính Mỹ đặt dấu hỏi S&P vội vã như vậy để làm gì và liệu họ có đủ thời gian để tính toán số liệu hay không. Họ khẳng định lỗi mà S&P mắc phải cho thấy họ thực ra hành động quá hấp tấp.

Ngọc Diệp

ngocdiep

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên