MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chỉ lo được cho đại đa số người dân, chứ không thể lo cho những người mua vàng vừa qua

25-08-2011 - 09:29 AM | Tài chính - ngân hàng

Thị trường tài chính tiền tệ bị cắt thành ba khớp. Một khớp là tiền VND, một khớp bị đô-la hoá và một khớp là dùng vàng làm phương tiện thanh toán. Hạn chế dùng vàng như phương tiện thanh toán là rất đúng.

Tóm tắt:
 
  • Thời xưa vàng là phương tiện thanh toán, xã hội hiện đại thì thói quen này cần loại bỏ.
  • Không phải 86 triệu dân đi mua vàng, không nên chạy theo để vô tình tạo thành sốt tâm lý
  • Sốt vàng là do người tiêu dùng không tỉnh táo. Những người muốn làm giàu trên mồ hôi nước mắt của người khác
 
Ngân hàng Nhà nước vừa hoàn tất dự thảo nghị định mới về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Phóng viên Báo Đầu tư trao đổi với TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội xung quanh dự thảo này, cũng như hoạt động đầu tư, tích trữ vàng hiện nay.
 
Thưa ông, theo dự thảo Nghị định mới về quản lý hoạt động kinh doanh vàng vừa được hoàn thiện, Ngân hàng Nhà nước vẫn tục quản lý hoạt động xuất nhập khẩu vàng bằng cấp phép. Việc này có khiến thị trường trong nước và thế giới tiếp tục thiếu liên thông không, thưa ông?

Thị trường tài chính - tiền tệ Việt Nam đang bị cắt thành ba khớp. Một khớp là tiền VND, một khớp bị đô-la hoá và một khớp là dùng vàng làm phương tiện thanh toán. Hiện đã có hiện tượng rao bán bất động sản tính theo vàng, nghĩa là vàng được sử dụng như phương tiện thanh toán thay thế VND. Do vậy, tôi cho rằng, việc hạn chế nhập khẩu vàng, hạn chế dùng vàng như phương tiện thanh toán là rất đúng.

Thời xa xưa, vàng là phương tiện thanh toán, nhưng giờ là xã hội hiện đại, với việc sử dụng phổ biến tiền giấy, thậm chí xuất hiện cả tiền điện tử, thì giá trị sử dụng của vàng phải thay đổi. Những thói quen không phù hợp với sự thay đổi, phát triển của kinh tế - xã hội đất nước, trong đó có thói quen sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán, cần loại bỏ.

Nhưng thưa ông, hiện người dân không dùng vàng làm phương tiện thanh toán nữa, mà để đầu cơ, nhằm kiếm lời?

Tôi đề nghị báo chí dùng từ “người dân” phải chính xác. Tôi cũng là người dân, nhưng đồng lương của tôi chỉ đủ sống, không lấy đâu ra tiền để đi mua vàng và tôi cũng không thể bỏ công việc để đội mưa xếp hàng mua vàng.

Nói như vậy, theo ông, không cần bảo vệ những người mua vàng?

Chính phủ chỉ lo được cho đại đa số người dân, chứ không thể lo cho những người mua vàng trong tháng 8 vừa qua. Không phải toàn bộ 86 triệu người dân Việt Nam đi mua vàng như thế. Báo chí đừng đặt ra vấn đề như vậy với vàng. Báo chí nên lao vào những vấn đề như tái cơ cấu kinh tế, đổi mới doanh nghiệp, đổi mới nợ công, nâng cao chất lượng nợ công…, chứ đừng chạy theo vàng, vô tình tạo ra cơn sốt về tâm lý.

Chúng ta thấy, cả nước nói về vàng, nhưng có ai mang vàng ra chợ mua thịt, mua cá đâu; Nhà nước có trả lương cho cán bộ, nhân viên bằng vàng đâu; doanh nghiệp có trả lương cho người lao động bằng vàng đâu? Thế thì tại sao cứ phải chạy theo vàng?

Nhưng thưa ông, người tiêu dùng Việt Nam đang thiệt thòi vì đang có sự chênh lệch giá vô lý trong nước và thế giới. Vậy làm thế nào để chấm dứt những cơn sốt vô lý về giá vàng như thời gian qua?

Sốt vàng là do người tiêu dùng không tỉnh táo. Những người muốn làm giàu trên mồ hôi nước mắt của người khác thì phải chịu hậu quả, chứ sao lại bắt Nhà nước phải chịu?
 
Theo Thùy Liên
Báo Đầu tư

tungns1

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên