MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Điểm mặt các chủ nợ lớn nhất của DVD

Đến cuối Q4/2010, Ngân hàng An Bình cho công ty mẹ Dược Viễn Đông vay 368 tỷ đồng, ANZ cho vay 95 tỷ đồng, HSBC cho vay 52 tỷ đồng, Indovina cho vay 44,45 tỷ đồng.

Trong khi, tiền mặt của DVD hiện đã cạn kiệt, cuối quý quý IV/2010 chỉ còn chưa đầy 1,6 tỷ đồng. Hàng tồn kho chủ yếu là thành phẩm và nguyên vật liệu đến cuối 2010 là 56,2 tỷ đồng.

Theo quy định của Điều 37 Luật phá sản, các cổ đông sẽ chỉ được nhận những gì còn lại sau khi bán toàn bộ tài sản thanh lý để trả phí phá sản; các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết; các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ theo nguyên tắc nếu giá trị tài sản đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ đều được thanh toán đủ số nợ của mình; nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một phần khoản nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng.

Với báo cáo tài chính mới nhất có thể tìm thấy của DVD (quý IV/2010), tổng cộng các khoản phải trả của công ty mẹ đến hết quý IV/2010 là 918,8 tỷ đồng. Trong đó, số nợ vay là 529 tỷ đồng ngắn hạn và 5 tỷ đồng dài hạn; nợ khác là 384,6 tỷ đồng.

Đợn vị: tỷ đồng

Quý I/2010

 Quý II/2010

 Quý III/2010

 Quý IV/2010

 I - TÀI SẢN NGẮN HẠN

 662,573

 1.054,039

 1.161,297

 1.023,645

 1. Tiền và các khoản tương đương tiền

 24,100

 34,771

 27,848

 1,599

 2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

 

 

 

 

 3. Các khoản phải thu ngắn hạn

 512,493

 852,017

 818,830

 960,928

 4. Hàng tồn kho

 123,925

 154,159

 299,135

 56,200

 5. Tài sản ngắn hạn khác

 2,053

 13,089

 15,482

 4,917

 II - TÀI SẢN DÀI HẠN

 164,404

 316,139

 392,818

 366,796

 1. Các khoản phải thu dài hạn

 

 

 

 192

 2. Tài sản cố định

 152,431

 233,843

 349,169

 181,529

 3. Lợi thế thương mại

 

 

 

 

 4. Bất động sản đầu tư

 

 

 

 

 5. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

 10,000

 75,292

 36,586

 184,299

 6. Tài sản dài hạn khác

 1,972

 7,003

 7,063

 774

 Tổng cộng tài sản

 826,978

 1.370,179

 1.554,116

 1.390,441

 I - NỢ PHẢI TRẢ

 354,324

 840,855

 987,662

 918,825

 1. Nợ ngắn hạn

 312,063

 771,445

 905,644

 913,306

 1.10. Dự phòng phải trả ngắn hạn

 

 

 

 

 2. Nợ dài hạn

 42,260

 69,409

 82,017

 5,519

 II - VỐN CHỦ SỞ HỮU

 469,395

 525,829

 563,077

 471,615

 1. Vốn chủ sở hữu

 469,395

 525,829

 563,077

 471,615

 1.10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

 132,485

 194,553

 226,167

 

 2. Nguồn kinh phí và các quỹ khác

 

 

 

 

 III - LỢI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ

 3.258

 3.494

 3.376

 

 Tổng cộng nguồn vốn

 826,978

 1.370,179

 1.554,116

 1.390,441

 

Tại đại hội cổ đông bất thường ngày 30/3/2011, bà Nguyễn Thị Thanh Huế, Chủ tịch HĐQT của DVD cho biết, khoản vay ngân hàng và lãi vay đến ngày 31/12/2010 là 728 tỷ đồng, bên cạnh các nghĩa vụ nợ khác. Đại hội đồng cổ đông bất thường (gồm 53 người, đại diện cho gần 70% số cổ phần có quyền biểu quyết) của DVD đã thông qua quyết định bán tài sản để trả nợ. Theo đó, công ty dự kiến bán Nhà máy Lili of France cho cổ đông lớn là Ngân hàng An Bình với giá tương đương khoản đầu tư là 300 tỷ đồng.

Bên cạnh việc bán nhà máy, công ty cũng bán một số tài sản khác gồm thửa đất dự định xây trụ sở Công ty mẹ, địa chỉ số 88 (số cũ 86) đường Lũy Bán Bích, phường Tân Thái Hòa, quận Tân Phú, TP. HCM; cổ phiếu Savifarm cùng một số một số tài sản khác. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường bất động sản đóng băng như hiện nay thì việc thanh lý các tài sản này sẽ gặp nhiều khó khăn.

Ai là chủ nợ của DVD?

Trong báo cáo tài chính quý IV/2010, thông tin chi tiết của các khoản vay không được công bố. Nhà đầu tư chỉ có thể tìm thấy thông tin “mới nhất” trong báo cáo tài chính kiểm toán 6 tháng đầu năm 2010. Cụ thể, theo báo cáo này, tổng số nợ vay ngắn hạn của DVD tại thời điểm 30/6/2010 là 491,5 tỷ đồng và vay nợ dài hạn là 68,5 tỷ đồng. Tổng các nghĩa vụ nợ khác là 285,5 tỷ đồng; như vậy tổng số nợ phải trả là 845,5 tỷ đồng.

Trong đó Ngân hàng An Bình là chủ nợ lớn nhất của DVD với tổng cộng 368 tỷ đồng, gồm 300 tỷ đồng nợ ngắn hạn (tài sản thế chấp gồm hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ 1,7 triệu USD, hàng tồn kho và các khoản phải thu tối thiểu bằng 150% dư nợ vay, tài sản của Lilly of France hình thành từ tài sản vốn vay, 1 triệu cổ phiếu DVD từ ông Lê Văn Dũng, và 14 mảnh đất); 68 tỷ đồng nợ dài hạn được thế chấp bằng tài sản của Lilly of France hình thành từ vốn vay.

Ngoài ra, còn có các khoản vay từ các ngân hàng nước ngoài bao gồm ANZ cho vay 95 tỷ đồng đảm bảo bằng hàng hóa và khoản phải thu; HSBC cho vay 52 tỷ đồng được đảm bảo bằng 18 tỷ đồng hàng hóa và 90 tỷ đồng khoản phải thu; Indovina cho vay 44,45 tỷ đồng đảm bảo bằng 90 tỷ đồng khoản phải thu.

Khoản vay nợ dài hạn đáo hạn vào tháng 4/2010, còn các khoản vay nợ ngắn hạn đáo hạn vào tháng 4 và 6 năm 2011. Đây là những thời điểm quan trọng để chủ nợ ANZ căn cứ và nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với DVD.

Ngoài ra, các cổ đông đã nộp gần 70 tỷ đồng tiền mua cổ phiếu từ đợt phát hành thêm của DVD đã bị UBCKNN hủy, nhưng đến nay vẫn chưa được DVD hoàn trả, cũng đồng thời là chủ nợ không có bảo đảm của DVD.

Công ty còn có các khoản cam kết do ban lãnh đạo cũ tiến hành với khách hàng qua chương trình “Cổ phiếu tri ân” với tổng số tiền là 48 tỷ đồng và với các nhân viên qua chương trình trái phiếu công đoàn với tổng số tiền  là 41 tỷ đồng.

Bán hết tài sản liệu có trả được nợ?

Theo những số liệu không đầy đủ được DVD công bố kể trên, có thể thấy tiền mặt của DVD hiện đã cạn kiệt, cuối quý quý IV/2010 chỉ còn chưa đầy 1,6 tỷ đồng. Hàng tồn kho chủ yếu là thành phẩm và nguyên vật liệu đến cuối 2010 là 56,2 tỷ đồng.

Khoản phải thu của DVD chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng tài sản của công ty mẹ. Trong đó, khoản phải thu (thực tế là khoản trả trước và phải thu lại) đối với công ty con Lilly of France cuối quý IV/2010 là 530 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng các khoản phải thu của DVD.

Do đặc thù của ngành dược phẩm, khoản mục tài sản cố định vô hình chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản cố định của DVD. Theo báo cáo tài chính hợp nhất 9 tháng năm 2010, tài sản cố định vô hình là 226 tỷ đồng. Trong đó chủ yếu là 92,7 tỷ đồng bản quyền và bằng sáng chế, 14 tỷ đồng quyền sử dụng đất. Giá trị đã khấu hao tính đến cuối tháng 9/2010 là 35 tỷ đồng. Trong khi đó, tài sản cố định hữu hình không đáng kể khi giá trị còn lại sau khấu hao tại 30/9 chỉ có 58 tỷ đồng.

Tuy nhiên, tất cả những con số trên đều là số liệu quá khứ, vì vậy không ai có thể biết hiện DVD còn những tài sản nào. Nhất là trước khi doanh nghiệp này bị tuyên bố phá sản, những tài sản vẫn có thể được thanh lý trước (nhất là những tài sản cầm cố), trả cho những chủ nợ theo thứ tự “ưu tiên” nào đó (vì nếu đợi đến khi phá sản, tài sản thanh lý được sẽ được thanh toán một phần chia đều cho các chủ nợ theo tỷ lệ). Như vậy, liệu khi đến lượt các cổ đông hiện hữu, công ty có còn gì để trả?



Theo Nguyễn Quang
ĐTCK

duchai

Trở lên trên