MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Châu Á có thể giúp châu Âu giữ được đồng euro

06-09-2011 - 14:31 PM | Tài chính quốc tế

Ở hiện tại, duy nhất châu Á giàu có có đủ USD để bơm ra cứu châu Âu. Nước Mỹ, dù rất mạnh, nhưng không thể hành động khi cuộc bầu cử năm 2012 ngày một gần.

Khu vực đồng tiền chung châu Âu mắc kẹt trong một cái vòng luẩn quẩn. Tín nhiệm tín dụng của các quốc gia đi xuống, niềm tin vào hệ thống ngân hàng giảm đi, khả năng chính phủ phải tiếp quản nợ của các ngân hàng tăng lên. Cuối cùng, tín nhiệm của các quốc gia lại đi xuống và niềm tin vào ngân hàng cũng vậy.

Lãnh đạo các nước châu Âu đã cho thấy họ không thể phá vỡ được vòng tròn luẩn quẩn này, khủng hoảng châu Âu có thể sẽ trở thành khủng hoàng toàn cầu. Thời điểm phù hợp để IMF và G20 can thiệp đã qua đi.

Ở hiện tại, IMF và G20 ngay lập tức cần phải yêu cầu thay đổi quy định kế toán và kiểm soát hoạt động sở hữu nợ chính phủ của các ngân hàng thuộc châu Âu. IABS đã tiến hành bước đầu tiên, điều này không khỏi khiến người ta đặt câu hỏi về việc các ngân hàng thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu đã dự phòng đủ cho thua lỗ đối với trái phiếu chính phủ. Vấn đề ở chỗ, dự trữ không đủ đang ngăn các nhà hoạch định chính sách mang đến đảm bảo nợ phù hợp cho nhóm nước đang chịu khủng hoảng.

Để đảm bảo thực hiện đúng các quy định kế toán và dự trữ, châu Âu hiện đã có một mô hình để thực hiện theo: mô hình của nước Mỹ năm 1979, các ngân hàng có thể dành riêng dự trữ cho tài sản chịu tác động bởi rủi ro quốc gia. Điều này đã đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch Brady đã giúp giải quyết được khủng hoảng nợ tại châu Mỹ -Latinh.

Cơ quan quản lý ngành ngân hàng châu Âu có thể yêu cầu các nhà điều tiết vào một ủy ban tương tự. Tuy nhiên cần một ai đó, đặc biệt đến từ Mỹ, có tiếng nói về việc phân bổ dự trữ. Người này không nên đến từ một cơ quan điều tiết, người vốn quá gần gũi với tổ chức mà họ quản lý. IMF và cộng đồng quốc tế nên giữ vững quan điểm này.

Thứ hai, kênh bình ổn tài chính châu Âu cần phải được sử dụng để bơm thanh khoản trực tiếp vào các ngân hàng không có khả năng để ra được dự trữ cần thiết, giống như những gì mà bà Christine Lagarde đã gợi ý tại hội nghị ở Jackson Hole.

Tuy nhiên vị tổng giám đốc điều hành của IMF đã không thừa nhận rằng chính kênh bình ổn này cũng thiếu vốn. Vì vậy cần một kênh với nguồn tiền từ G20 và châu Á, hiện đang vốn dư tiền, cần được tạo ra để mua cổ phiếu ưu đãi trong các ngân hàng châu Âu.

Chính phủ các nước châu Á có thể cũng muốn làm việc này: sự ổn định của họ phụ thuộc vào sự ổn định của kinh tế thế giới và châu Âu là một phần không thể thiếu. Hơn thế nữa, nếu châu Âu, với sự hỗ trợ của châu Á, thành công trong việc ngăn khủng hoảng, châu Á cũng lãi to với khoản đầu tư vào các ngân hàng châu Âu.

Ngân hàng thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu phụ thuộc vào nguồn vốn USD, cái mà ECB không thể cung cấp. Tuy nhiên cũng thật nguy hiểm nếu phụ thuộc vào Fed trong bối cảnh cuộc bầu cử Tổng thống chuẩn bị diễn ra, sự hỗ trợ dành cho nước ngoài sẽ bị chính trị hóa. Như vậy, tốt nhất nguồn vốn nên đến từ Ngân hàng Trung ương các nước châu Á, hiện đang có nhiều USD.

Cuối cùng, châu Âu cần một khung chương trình giảm nợ cùng với việc thực thi kế hoạch Brady. Tuy nhiên không nên mù quáng thực hiện theo kế hoạch Brady, giống như trong thỏa thuận gần đây với Hy Lạp. IMF nên đưa ra một kênh hỗ trợ tín dụng với trái phiếu mới.

Liệu EU có cho phép IMF và G20 tham gia quá nhiều vào các vấn đề của nội bộ châu Âu. Sự thật là IMF hiện đã tham gia và trở thành bên đồng cung cấp tiền cho Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Ireland. Mỹ hiện đang cấp thanh khoản USD còn chính phủ các nước châu Á mua trái phiếu chính phủ nhiều nước châu Âu.

EU có thể không muốn bên ngoài liên quan quá nhiều đến công việc nội bộ nhưng nếu mọi chuyện càng kéo dài, lời phản đối của châu Âu cũng không còn nhiều ý nghĩa. Nếu thế giới không can thiệp mạnh tay hơn ở lúc này, khủng hoảng châu Âu sẽ có thể trở thành khủng hoảng trên toàn thế giới.

Ngọc Diệp


ngocdiep

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên