MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

George Soros cho rằng khủng hoảng châu Âu còn tồi tệ hơn so với Lehman Brothers

07-09-2011 - 15:30 PM | Tài chính quốc tế

Các tổ chức tài chính Mỹ, muốn tránh khỏi rủi ro ngày một lớn ở châu Âu, thu hẹp hoạt động kinh doanh với đối tác tại châu Âu, vấn đề tại các ngân hàng châu Âu sẽ trở nên tồi tệ hơn.

Chắc chắn thế giới còn chưa quên vụ sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers, người châu Âu cũng vậy.

Ở thời điểm châu Âu đang gặp nhiều khó khăn trong kiềm chế khủng hoảng nợ công, nỗi sợ lớn nhất chính là một trong những ngân hàng thuộc châu lục sẽ có thể sụp đổ, gây ra thảm họa tài chính như những gì đã diễn ra sau khủng hoảng gây ra bởi vụ sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers tháng 9/2008.

Các nhà hoạch định chính sách châu Âu, trong quyết tâm ngăn thảm họa, chuẩn bị sử dụng hàng trăm tỷ euro tiền giải cứu để ngăn bất kỳ ngân hàng nào sụp đổ.

Tuy nhiên người ta vẫn đặt nhiều câu hỏi về khả năng ngân hàng châu Âu thoát ra khỏi khủng hoảng bởi nhiều ngân hàng vẫn đang khó khăn trong việc vay được tiền để đảm bảo cho các hoạt động thường ngày.

Các tổ chức tài chính Mỹ, muốn tránh khỏi rủi ro ngày một lớn ở châu Âu, đang thận trọng trong việc cấp các khoản vay ngắn hạn mới và thậm chí thu hẹp hoạt động kinh doanh với đối tác tại châu Âu, động thái có thể khiến vấn đề tại các ngân hàng châu Âu trở nên tồi tệ hơn.

Các động thái tương tự, trên quy mô rộng hơn, đã đẩy Lehman Brothers vào tình trạng phá sản. Khi đó các ngân hàng, quỹ đầu cơ và nhiều tổ chức khác cố gắng bảo vệ quyền lợi của riêng mình dù nó tạo ra tâm lý bi quan trên thị trường nói chung.

Biến động tại châu Âu có thể nhanh chóng lan rộng khắp Atlantic bởi bản chất liên kết chặt chẽ của hệ thống tài chính toàn cầu. Ngoài ra, nó có thể phá hủy nhiều nền kinh tế vốn đã khó khăn từ trước.

Ông George Soros, nhà đầu tư nổi tiếng, cho rằng: “Cuộc khủng hoảng hiện nay sẽ có thể còn tồi tệ hơn so với Lehman Brothers. Châu Âu đang thiếu một tổ chức toàn diện để giải quyết cuộc khủng hoảng ngân hàng. Vì vậy mọi chuyện trở nên tồi tệ. Cần tận một cuộc khủng hoảng để khiến châu Âu có mong muốn chính trị làm như vậy, thế nhưng chưa thể biết các nhà hoạch định chính sách sẽ làm gì.”

Tâm lý bi quan này đã được phản ánh trên thị trường tài chính vào ngày thứ Ba. TTCK Mỹ giảm 1%, châu Âu mất 1% và cổ phiếu châu Âu giảm 5% sau khi giảm sâu trong những tuần trước.

Ngọc Diệp

ngocdiep

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên