MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

ADB : Chất lượng tín dụng ngân hàng suy giảm đang là một rủi ro

14-09-2011 - 14:28 PM | Tài chính - ngân hàng

Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS) đã tăng lên 400 điểm cơ bản trong tháng 8, mức cao nhất kể từ tháng 5/2009.

Tại buổi họp báo của ADB với chủ đề "Việt Nam: Triển vọng kinh tế và những thách thức", chuyên gia kinh tế Quốc gia Dominic Mellor đã trình bày quan điểm của ADB về tình hình kinh tế Việt Nam bao gồm những điểm tích cực và cả những khó khăn thách thức.
 
Điểm sáng chính sách điều hành

Việc thắt chặt chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bao gồm việc kiểm soát tín dụng và nguồn cung tiền, cũng như kiểm soát việc tăng lãi suất. Tăng trưởng tín dụng chậm lại, ước tính đến giữa tháng 8/2011 ở mức 23,6% tính theo năm và 8,2% tính từ đầu năm đến nay. Điều này cho thấy Chính phủ có thể đạt được mục tiêu duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức 20% trong năm 2011, giảm từ 32,4% trong năm 2010.

Phần lớn các ngân hàng thương mại đều đáp ứng được hạn chót chính thức là ngày 30/6/2011 đối với việc hạn chế các khoản dư tín dụng cấp cho các hoạt động “phi sản xuất” như bất động sản và chứng khoán xuống còn 22% tổng lượng tiền cho vay. Giờ các ngân hàng phải tiếp tục giảm tỷ lệ này xuống còn 16% trước cuối năm nay. Tín dụng cho các hoạt động “phi sản xuất” theo ước tính đã sụt giảm khoảng 17% trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 8.

 

Nguồn Ngân hàng Nhà nước

Tăng trưởng nguồn cung tiền M2 (tổng phương tiện thanh toán) chậm lại, đến giữa tháng 8 được ước tính ở mức 22,4% tính theo năm và 7,8% tính từ đầu năm đến nay, và có vẻ đang đi đúng hướng nhằm đạt mục tiêu kiểm soát nguồn cung tiền M2 ở mức 15% cho cả năm so với tăng trưởng M2 năm ngoái ở mức 33,3%.

Ngân hàng Nhà nước đã tăng tỷ lệ tái cấp vốn từ 9,0% lên 14,0% và tỷ lệ chiết khấu từ 7,0% lên 13,0% trong giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 5/2011, sau đó giữ nguyên tỷ lệ này đến cuối tháng 8. Cơ chế này được áp dụng với các ngân hàng đối với các kỳ hạn 1-12 tháng.

Khi Ngân hàng Nhà nước tiến hành mua một lượng lớn ngoại tệ từ thị trường tự do dẫn tới việc tính thanh khoản tăng. Lãi suất liên ngân hàng qua đêm đã giảm khoảng 7 điểm phần trăm, xuống còn 11% trong vòng 4 tháng tính đến cuối tháng 8.

Ngân hàng Nhà nước cũng giảm tỷ lệ lãi suất nghiệp vụ thị trường mở—chi phí khi các ngân hàng thương mại vay của Ngân hàng Nhà nước trên giao dịch thị trường mở ngắn hạn—từ 15,0% xuống 14,0% trong tháng 7, nhưng cũng đưa ra thông báo rằng đây là phản ứng với việc tăng thanh khoản liên ngân hàng, chứ không phải việc nới lỏng chính sách tiền tệ.

Đối với khách hàng của các ngân hàng, tỷ lệ lãi suất vay bằng tiền Đồng đã tăng lên mức ước tính 21%-22% vào cuối tháng. Lãi suất tiền gửi ở mức 18%-19%, cao hơn mức trần 14% do Ngân hàng Nhà nước áp đặt. Thậm chí ở mức cao như vậy, song những lãi suất này vẫn thấp hơn so với lạm phát . Tuy nhiên nếu không bao gồm giá lương thực và năng lượng thì những lãi suất  này cao hơn mức ước tính lạm phát cơ bản.

Việc ổn định tỷ giá ngoại hối của tiền Đồng đã được thực hiện nhờ một loạt các biện pháp thắt chặt tiền tệ, một đợt điều chỉnh tỷ giá lớn vào tháng 2/2011 (lần điều chỉnh tỷ giá thứ tư trong vòng 14 tháng), quy định trần lãi suất tiết kiệm bằng đô-la Mỹ, và các biện pháp hành chính khác nhằm hạn chế việc sử dụng vàng và ngoại tệ. Nhờ đó, đồng Việt Nam đã được giao dịch trong phạm vi biên độ giao dịch ngoại hối chính thức cho đến giữa tháng 8, khi xuất hiện một số áp lực giảm giá .

Đồng nội tệ ổn định hơn đã cho phép Ngân hàng Nhà nước tăng cường một phần lượng dự trữ ngoại tệ của mình lên mức ước tính là 15,2 tỷ đô-la vào cuối tháng 6/2011—tuy nhiên vẫn còn ở mức thấp, mới tương ứng với chi phí nhập khẩu cho 2,1 tháng.

Nguồn Ngân hàng Nhà nước và tính toán của ADB


và những rủi ro tồn tại

Lãi suất liên ngân hàng vẫn còn rất bấp bênh do điều kiện thanh khoản không ổn định. Thêm vào đó, Ngân hàng Nhà nước trong tháng 8 lại yêu cầu các ngân hàng hạ lãi suất cho vay. Ngân hàng Nhà nước phải cẩn trọng duy trì cân bằng những nỗ lực nhằm hỗ trợ các ngân hàng, cũng như nhu cầu bảo vệ nguồn tiền tiết kiệm thực của người gửi tiền.

Những tín hiệu khác nhau về chính sách có khả năng gây bất an cho doanh nghiệp. Mặc dù Bộ Tài chính đã cắt giảm chi tiêu công và đặt mục tiêu thâm hụt tài chính thấp hơn so với đầu năm 2011, đồng thời cũng tăng một số chi tiêu xã hội, và sau đó đề xuất miễn giảm thuế cho doanh nghiệp.
 
Các nhà đầu tư sẽ có nhiều niềm tin hơn vào quản lý kinh tế nếu như các chính sách và việc xây dựng chính sách được thực hiện một cách rõ ràng, nhất quán và minh bạch hơn.
 
Chất lượng tín dụng ngân hàng suy giảm vẫn đang là một rủi ro. Việc thắt chặt kinh tế vĩ mô, sau một giai đoạn tăng trưởng tín dụng nhanh, thường tạo áp lực đối với người vay và các ngân hàng.

Phản ánh những lo ngại này, chênh lệch giá mua vào và bán ra trái phiếu chính phủ và hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS) đã tăng lên 400 điểm cơ bản trong tháng 8, mức cao nhất kể từ tháng 5/2009.

                                                                                             Nguồn Bloomberg

Mức tăng trưởng 23% lượng tiền vay bằng đô-la Mỹ trong sáu tháng đầu năm nay càng làm tăng nguy cơ tỷ giá. Đồng Việt Nam có thể chịu áp lực giảm giá khi mà những khoản vay, phần lớn là ngắn hạn này, đến kỳ thanh toán.

Ngân hàng Nhà nước đã nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng đô-la Mỹ đối với  các ngân hàng thêm 4 điểm phần trăm lên mức 8% đối với số lượng tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng (6% đối với lượng tiền gửi kỳ hạn dài hơn) trong thời gian giữa tháng 5 đến tháng 8, trong một động thái nhằm giảm lượng cho vay bằng đô-la Mỹ.

Tuy nhiên, vào ngày 30/8, Ngân hàng Nhà nước lại tạm dừng việc hạn chế đối với tỷ lệ cho vay trên lượng tiền gửi nhằm giảm lãi suất và hỗ trợ các thể chế tài chính trong nỗ lực đáp ứng được các mục tiêu tín dụng.
 
Khánh Linh - Cao Sơn

tungns1

ADB

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên