Chứng khoán tháng 10: Lấy lại những gì đã mất ?
NĐT trên “chứng trường” VN bây giờ đã khác xưa. Giao dịch của khối ngoại, kết quả kinh doanh quý,... đều không ảnh hưởng nhiều lắm đến việc vào/ ra trên thị trường của các NĐT nữa”.
Kỳ vọng như thế có thể là hơi sớm, bởi ở thời điểm hiện nay, vẫn chưa xuất hiện những yếu tố đặt nền tảng cho kỳ vọng trở thành hiện thực, trong khi, chứng khoán VN lại đang phải đối mặt với những “biến số” cố hữu như: lãi suất ngân hàng, tỷ giá ngoại tệ, biến động vàng và dòng vốn ngoại. 4 biến số này cũng có thể xem là những “chỉ báo” cơ bản cho TTCK tháng 10.
Lãi suất tín dụng: Mối lo đã nguội
Theo một chuyên gia kinh tế nhận xét: Vào lúc này, nhà đầu
tư không còn kỳ vọng lãi suất giảm. Mức giảm 17-19%, trong bối cảnh lạm phát
mục tiêu của cả năm sẽ chạm 20%, là một mức nỗ lực gần như “hết sức có thế” của
các ngân hàng. Do đó, hầu hết NĐT trên thị trường chỉ kỳ vọng trần lãi suất quy
định 14% vẫn được giữ nguyên và hệ thống ngân hàng không quay trở lại thời chạy
đua lãi suất đầu vào 17 - 20%.
“Khi lãi suất huy động ổn định, NĐT dễ dàng chọn lựa kênh đầu tư hơn, thay vì chỉ bỏ tiền vào ngân hàng. Và đó chính là cái lợi mà TTCK có thể được hưởng, như đã từng được hưởng khi đón đầu thông tin giảm lãi suất cuối tháng 8, đầu tháng 9”.
Một số NĐT khác cũng cho rằng, việc các ngân hàng đang “chế tạo” ra một số sản phẩm huy động tiền gửi siêu ngắn, với lãi suất 14%/năm được tính thành lãi 14%/ngày, tuần..., và cộng dồn để tăng sức hấp dẫn, thực tế không khiến nhiều người gửi tiền quan tâm, sốt ruột.
Bởi những món lợi nho nhỏ, cho khoản tiền gửi vài ba tỷ cộng dồn, nếu có, cũng không thể so sánh với mức tỷ suất lợi nhuận từ đầu tư chứng khoán, nếu xây dựng hoặc được tư vấn một chiến lược chọn cổ phiếu và ra vào hợp lý.
Với những biện pháp can thiệp kỹ thuật mà NHNN đã vận dụng
trong thời gian qua, hiện nay, thanh khoản của các NHTM đã không còn là vấn đề
quá lo ngại (ít nhất trong ngắn hạn), và do đó, nếu nhìn từ biến số lãi suất,
NĐT chứng khoán đang tạm thời có thể yên tâm.
Một điểm nữa cũng đáng chú ý là thương vụ trị giá 570 triệu USD của ngân hàng Mizuho Financial Group Inc. (Nhật Bản) vào VCB để sở hữu 15% cổ phần cho thấy dòng vốn gián tiếp dài hạn vẫn đang tìm đến VN.
3 biến số rủi ro
Ngược với lãi suất tín dụng đã nóng suốt một thời gian dài,
sự ổn định của thị trường ngoại hối trong nửa năm trở lại đây lại đang tiềm ẩn
cơn bùng phát và có thể trở thành mối nguy kịch đối với TTCK bất cứ lúc nào.
Một chuyên gia phân tích: Hiện nay, giá USD trên thị trường quốc tế đã tăng rất
nhanh khiến giá cả hàng hóa nhập khẩu giảm sâu. Dự báo cuối tháng 9, đầu tháng
10, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của VN như cà phê, cao su, cũng sẽ khó tránh
nguy cơ mất giá. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc DN sẽ phải chịu thất thu,
thay vì được hưởng lợi kép khi các hàng hóa khác giảm mà giá xuất hàng vẫn
tăng.
Xu hướng giảm giá hàng hóa này có thể chưa sớm dừng khi USD vẫn chưa có dấu hiệu bớt nóng, và gói định lượng QE2,5 của Mỹ vẫn giữa nguyên sức hỗ trợ cho đà tăng của đồng bạc xanh.
Mặt khác, và là yếu tố quan trọng hơn cả lợi/hại của DN từ vấn đề giá cả hàng hóa trên
thị trường quốc tế với hiệu ứng tăng giá USD, theo vị chuyên gia này, là áp lực
điều chỉnh cặp tỷ giá VND/USD hiện đang khá lớn.
Trong những tháng đầu năm
2011, nền kinh tế đã tập trung vào tín dụng ngoại tệ với mức chênh lệch khá cao
so với tín dụng tiền đồng. Tính chung từ đầu năm đến tháng 7, chỉ riêng mức
tăng dư nợ ngoại tệ khối DN cổ phần đã gấp 6,3 lần so với mức tăng dư nợ tiền
đồng.
Bên cạnh đó, sự sụt giảm lãi suất VND rút ngắn khoảng chênh lệch lãi suất đã làm tăng nhu cầu nắm giữ ngoại tệ trong dân. DN đến thời điểm buộc phải mua ngoại tệ đáo hạn. Vàng tăng giá, tăng nhu cầu đầu cơ, tăng nhập lậu, ngân hàng “găm” hàng... cầu ngoại tệ tăng khiến tỷ giá xuất hiện trạng thái hai giá. “Khi ngoại tệ dịch chuyển theo chiều hướng có lợi cho đầu cơ và nắm giữ, dòng vốn sẽ không ở yên một chỗ trên TTCK”.
Tương tự như ngoại tệ, vàng cũng đang có lợi thế hút vốn của
TTCK. Ở một thị trường biến động, rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng lớn. Cái
lý này đang hợp lý với vàng. Đạt mức biến động hàng triệu đồng/lượng chỉ trong
một ngày, thậm chí chỉ trong vài giờ, NĐT khó lòng không tham lam, sốt ruột.
Theo một thống kê không chính thức thì hàng ngàn tỷ đồng rút ra khỏi hệ thống
NHTM chỉ trong mấy tuần gần đây, phần lớn đã chảy vào những cơn sốt vàng.
Mặc dù vậy, mặc dù vậy một NĐT thừa nhận: nếu so sánh tỷ suất lợi nhuận đầu tư giữa vàng và chứng khoán trong tháng 9, vàng chỉ đem lại trung bình 10% lợi nhuận, trong khi mức lợi nhuận thấp nhất của chứng khoán (với những NĐT đã mua tháng 8 và bán trong tháng 9) thấp nhất, và mua theo kiểu “nhắm mắt”, cũng đạt tới 20%. Thậm chí, với những cổ phiếu đã được canh mua từ trước đó nữa lợi nhuận có thể đạt 100 - 150%.
Cơ hội vào thị trường
Nếu như chứng khoán có thể mang lại mức lợi nhuận cao ngất
như vậy, tại sao nhiều NĐT vẫn “chết”, và tại sao các tổ chức đầu tư nước ngoài
đã bán ra liên tục trong các phiên gần đây?
Tại VN, NĐT nước ngoài đã có chuỗi ngày bán ròng mạnh chưa từng có trên thị trường cổ phiếu trong 3 năm gần đây. Triển vọng tháng 9 này sẽ ghi nhận một đợt bán ra kỷ lục của khối ngoại là rất lớn. Từ đầu tháng đến nay, dòng vốn ngoại đã thu về lượng tiền mặt lên tới trên 886,3 tỷ đồng tại hai sàn giao dịch, tính cho cả các giao dịch thỏa thuận (trừ trái phiếu).
Tuy nhiên, đại diện một tổ chức đầu tư nước ngoài đang thăm
dò thị trường VN chia sẻ: “Cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu đã và đang tàn phá
nhiều thị trường tài chính, nhưng đồng thời cũng mở ra nhiều cơ hội đầu tư hấp
dẫn tại các thị trường mà giá cổ phiếu đã về mức quá rẻ.
Đó là nguyên nhân
chính của gần 10 phiên bán ròng, ròng rã cuối tháng 9, của khối nhà đầu tư nước
ngoài trên TTCK VN. Có khả năng đà bán ròng này sẽ không dừng lại và dòng vốn
mới cũng không thể dồi dào hơn.
Nếu so sánh, chúng tôi thấy sự sụt giảm khoảng 40% của chứng khoán VN trong gần 1 năm, lại là quá thấp và quá chậm so với sự sụt giảm chỉ trong vài ba tháng của một số thị trường khác như Đức, Brazil... Và đó là lý do khiến chúng tôi sẽ phải cân nhắc kỹ càng hơn khi đổ vốn vào bất kỳ một thị trường nào”.
Ông Nguyễn Lục, một “lái tàu” trên sàn HNX lạc quan hơn: “NĐT trên “chứng trường” VN bây giờ đã khác xưa. Giao dịch của khối ngoại, kết quả kinh doanh quý, hay những thông tin có vẻ sốt dẻo nhưng chẳng đi đến đâu như áp dụng giao dịch ký quỹ... đều không ảnh hưởng nhiều lắm đến việc vào/ ra trên thị trường của các NĐT nữa”.
Khảo sát của phóng viên cũng cho thấy ngay ở thời điểm này,
khi VN-Index chưa về dưới 430 điểm, nhiều NĐT vẫn đang chờ cơ hội để vào lại
thị trường tháng 10. Với họ, bán lúc này là sợ “hố”, vì nhiều Cty chứng khoán
đang cho rằng thị trường chỉ điều chỉnh ngắn hạn, mà vào lại thị trường ngay,
thì sợ... mua phải cố phiếu của các Cty chứng khoán bán ra.
Do đó, chỉ cần thị trường xuất hiện một yếu tố mang tính bất ngờ, mà rất có thể sự bất ngờ đó nằm ngoài dự đoán của các Cty chứng khoán, thì tháng 10 sẽ là thời điểm dứt nhịp điều chỉnh của hiện nay.
Theo Lê Mỹ
DDDN
CÙNG CHUYÊN MỤC

Dàn lãnh đạo một doanh nghiệp ồ ạt bán cổ phiếu
7 giờ trước