MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

HAG thỏa thuận 4 triệu đơn vị, VN-Index xuống thấp nhất kể từ tháng 5/2009

MSN giảm sàn cùng hàng loạt bluechips bị bán tháo kéo VN-Index xuống 379 điểm. 5 phiên trở lại đây HAG thỏa thuận 14 triệu cổ phiếu chủ yếu là giao dịch của NĐT trong nước.

Đóng cửa phiên giao dịch sáng nay (18/11), VN-Index giảm 6,24 điểm xuống 379,62 điểm (-1,62%), xuyên “thủng” đáy xác lập vào tháng 8/2011 và xuống thấp nhất kể từ tháng 5/2009.

KLGD phiên này đạt gần 34,4 triệu cp, tương đương 542,9 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt hơn 7 triệu cp, tương đương 170 tỷ đồng.

HAG tiếp tục thỏa thuận hơn 4 triệu đơn vị, nâng tổng khối lượng thỏa thuận trong 5 phiên trở lại đây lên trên 14 triệu cổ phiếu.

Đáng chú ý, số cổ phiếu HAG thỏa thuận trong thời gian gần đây chủ yếu do khối NĐT trong nước giao dịch, bởi khối ngoại bán ròng HAG trong 9 phiên trở lại đây. HAG sáng nay giảm 600 đồng xuống 22.900 đồng/cp.

Trong nhóm bluechips, duy nhất STB hồi phục mạnh vào cuối phiên, tăng 300 đồng lên 14.800 đồng/cp, MSN giảm sàn, BVH giảm 1.000 đồng, VIC giảm 1.500 đồng, SSI, VNM, SJS, REE, EIB, FPT…đứng giá. MBB cuối phiên tăng nhẹ 100 đồng.
 
SBS tăng trần phiên thứ 3 liên tiếp lên 4.400 đồng.

Sàn HoSE cuối phiên có hơn 170 mã giảm giá trong đó hơn một nửa giảm sàn, OGC dư bán sàn cuối phiên hơn 230 nghìn cp, khớp lệnh hơn 1 triệu đơn vị; HQC giảm sàn phiên thứ 2 liên tiếp xuống 6.900 đồng/cp mặc dù lãnh đạo công ty này đã lên tiếng trần tình về giao dịch của cổ đông nội bộ sẽ không ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trên sàn.

Dư mua trên sàn cuối phiên rất thấp, một số mã hiếm hoi tăng điểm là SSC, NKG, HBC, CTI…
 

Bên sàn Hà Nội, HNX-Index giảm 0,7 điểm xuống 62,18 điểm. KLS và VND khớp lệnh hơn 2 triệu đơn vị, cùng giảm 300 đồng, xuống lần lượt 9.800 đồng và 9.600 đồng/cp, SME, ORS, VSP cuối phiên không có dư mua, PVX xuống 9.200 đồng/cp, có thời điểm giao dịch tại giá 9.000 đồng.

Theo SSI, tình hình thanh khoản của các ngân hàng nhỏ vẫn còn nhiều vấn đề dù lãi suất liên ngân hàng hạ nhiệt và các ngân hàng nhỏ được cho vay tái cấp vốn có điều kiện.

Nợ xấu vẫn chưa thoát khỏi những lo ngại thường trực của giới đầu tư, đặc biệt khi mà thị trường BĐS ngày càng có dấu hiệu điều chỉnh mạnh. Do đó, việc một ngân hàng lớn của Việt Nam đưa ra ý tưởng mua lại khoản nợ xấu 600 triệu USD mà Vinashin nợ nhà đầu tư nước ngoài cũng không làm thị trường có phản ứng tốt hơn.

Các phiên hồi kỹ thuật ngắn hạn thường khá khó khăn trong việc bán kịp T+4 để có lợi nhuận, bởi vậy việc giữ vững tỷ trọng tiền mặt cao nên tiếp tục được cân nhắc.

Phương Mai

phuongmai

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên