Giám đốc CTCK: Ghế nóng, câu hỏi nóng
Nhiều lãnh đạo CTCK quả quyết rằng, làn sóng thay máu lãnh đạo CTCK mới chỉ là bề nổi của các con sóng ngầm. Nhiều "chiếc ghế nóng" lung lay dữ dội, nhưng không thể đổi chủ vì phải giữ lại để quy trách nhiệm.
Làn sóng biến động nhân sự cấp cao
Cởi mở với báo giới nên TS. Phạm L. thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhưng những lần xuất hiện gần đây của ông khiến nhiều người ngạc nhiên. Thay vì bình luận nóng về các chủ đề liên quan đến chứng khoán, giờ đây lĩnh vực ngân hàng hay được ông đề cập. Điều này có lý do khi ông vừa tiếp nhận vị trí Phó tổng giám đốc Ngân hàng Phương Đông.
Trước khi chuyển công tác, TS. Phạm L. có quãng thời gian 5 năm gắn bó với CTCK Quốc tế Việt Nam (VIS), 4 năm song hành cùng Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (cổ đông lớn của VIS). Bất chấp việc cùng VIS vượt qua các giai đoạn khó khăn như cuộc khủng khoảng 2007 - 2008, được bổ nhiệm lên vị trí Tổng giám đốc và được bầu làm thành viên HĐQT vào tháng 5/2011, ông vẫn ra đi.
Thông tin mới đây, Tr.T.C từ bỏ chức danh giám đốc đầu tư ở CTCK cũ để đầu quân cho CTCK TP. HCM (HSC) khiến nhiều người ngạc nhiên. Tại CTCK cũ, Tr.T.C phụ trách mảng tự doanh, được vị nể và tin tưởng, hưởng thu nhập cao. Nhưng bất ngờ anh xin rẽ ngang đầu quân cho cho một ngân hàng TMCP. Chưa ngồi nóng chỗ, Tr.T.C đã thay đổi chỗ làm. Đích đến lần này là HSC, ở chỗ làm mới, anh được bổ nhiệm làm Giám đốc tư vấn tài chính DN, ví trí đang khuyết khi đồng nghiệp tiền nhiệm ra đi.
Trên đây chỉ là hai trong số rất nhiều trường hợp biến động nhân sự cao cấp tại các CTCK trong thời gian gần đây. Hiện tại, sau thông báo đóng cửa chi nhánh, thông tin thay đổi nhân sự cấp cao xuất hiện dày đặc, chiếm tới 40% thông tin hoạt động của CTCK tại trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý. Sự thay đổi này diễn ra trên diện khá rộng, từ các công ty có danh như CTCK Sacombank, CTCK Vietcombank, CTCK Sài Gòn - Hà Nội, tới tốp ít tên tuổi như CTCK Hùng Vương, CTCK Hồng Bàng, CTCK VITS, CTCK VMS.
Phía sau những cuộc chia tay
Nếu không phải là chỗ tâm giao, rất ít người muốn tiết lộ thật sự động cơ ra đi. Tuy nhiên, theo tổng giám đốc một CTCK lớn, hiện nhân sự cao cấp tại các CTCK có thể chia làm hai nhóm.
Nhóm thứ nhất, cổ đông lớn đồng thời nắm giữ các cương vị lãnh đạo chủ chốt như tại CTCK Sài Gòn, CTCK VNDirect… Nhân sự cao cấp vì vậy ít có sự dịch chuyển.
Nhóm thứ hai là nhóm "đánh thuê". Cổ đông lớn của các CTCK có ngân hàng, công ty bảo hiểm, doanh nghiệp hay các "đại gia" có tiềm lực tài chính "chống lưng".
Thực chất, vài năm qua, lợi nhuận từ lĩnh vực chứng khoán mang lại không đáng kể cho các "ông chủ". CTCK có khi còn trở thành gánh nặng. Trong hoạt động điều hành, lãnh đạo CTCK luôn chịu sức ép, đôi khi nảy sinh mâu thuẫn về quan điểm và cách làm việc. Một ngày nào đó, bất đồng phải giải quyết và tất nhiên người rời công ty không bao giờ là các ông chủ.
Nhưng đây không phải là lý do duy nhất dẫn đến các cuộc "thay máu" nhân sự. Chu kỳ đi xuống đằng đẵng 4 năm của thị trường "con gấu" còn khiến lĩnh vực chứng khoán không còn sức hút với nhiều người, đặc biệt là với thế hệ lãnh đạo trẻ. Chứng khoán và các lĩnh vực tài chính khác như ngân hàng, quản lý quỹ, tài chính doanh nghiệp vốn hoạt động theo nguyên tắc bình thông nhau, khi miếng bánh chứng khoán không còn hấp dẫn từ cơ hội thăng tiến nghề nghiệp cho đến cơ hội "tự doanh cá nhân", thì nhân sự cao cấp chứng khoán chảy ngược.
Vị trí nóng và câu hỏi nóng
Nhiều lãnh đạo CTCK quả quyết rằng, làn sóng thay máu lãnh đạo CTCK hiện nay mới chỉ là bề nổi của các con sóng ngầm. Chẳng hạn, ở nhiều CTCK trực thuộc ngân hàng TMCP, sự thay máu đáng lý diễn ra mạnh mẽ hơn. Nhưng những vị trí cao nhất vẫn phải giữ lại để quy trách nhiệm, làm rõ các số liệu tài chính. Phần lớn các con số cần làm rõ liên quan đến việc trước đây vung tay cho khách hàng sử dụng đòn bẩy tài chính hay mua cổ phiếu trả chậm tiền khi TTCK tăng trưởng.
Về hình thức, trên báo cáo kết quả kinh doanh, các con số vẫn thể hiện ở các khoản mục hợp tác đầu tư hay khoản phải thu. Nhưng thực tế, CTCK chịu thiệt hại và chỉ hy vọng thu hồi một phần. Nhiều "chiếc ghế nóng" lung lay dữ dội, nhưng không thể đổi chủ cũng vì điều này. Mới đây, trước khi nghỉ việc tại CTCK S, lãnh đạo N. đã có hành trình công tác lạ kỳ: sáng có mặt ở Công ty từ 7h30 - 8h, chiều từ 4h30 - 5h. Sự có mặt chiếu lệ này là do chờ làm rõ trách nhiệm trước khi được xác định đủ "điều kiện" nghỉ việc chính thức.
Làn sóng thay máu nhân sự cao cấp CTCK sẽ dẫn tới điều gì? Chứng khoán là lĩnh vực kinh doanh mạo hiểm, đặc thù. Vai trò của người lãnh đạo khá giống với vị thế của thuyền trưởng một con tàu vượt đại dương. Nếu người thuyền trưởng sáng suốt, con tàu sẽ đi đúng hải trình và cập bến an toàn. Ở TTCK Việt Nam, NĐT đã chứng kiến tài năng của lãnh đạo CTCK gần như quyết định đến sự thành bại của cả công ty.
Làn sóng thay đổi nhân sự chứng khoán đang diễn ra suy cho cùng chỉ là phản trào lưu của xu hướng diễn ra cách đây 4 - 5 năm theo xu hướng cơ hội nghề nghiệp. Tuy nhiên, những chiếc ghế nóng đổi chủ khá thường xuyên, khiến hiệu quả hoạt động nhiều CTCK luôn thất thường. Ngoài cổ đông, ai là người hứng chịu thiệt hại? Hệ quả của sự chuyển dịch liên tục khiến chứng khoán nội địa khó xuất hiện các gương mặt tinh thông nghề. Đến bao giờ TTCK Việt Nam mới xuất hiện những cá nhân kế thừa các thế hệ lãnh đạo gạo gội tại CTCK?
Cởi mở với báo giới nên TS. Phạm L. thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhưng những lần xuất hiện gần đây của ông khiến nhiều người ngạc nhiên. Thay vì bình luận nóng về các chủ đề liên quan đến chứng khoán, giờ đây lĩnh vực ngân hàng hay được ông đề cập. Điều này có lý do khi ông vừa tiếp nhận vị trí Phó tổng giám đốc Ngân hàng Phương Đông.
Trước khi chuyển công tác, TS. Phạm L. có quãng thời gian 5 năm gắn bó với CTCK Quốc tế Việt Nam (VIS), 4 năm song hành cùng Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (cổ đông lớn của VIS). Bất chấp việc cùng VIS vượt qua các giai đoạn khó khăn như cuộc khủng khoảng 2007 - 2008, được bổ nhiệm lên vị trí Tổng giám đốc và được bầu làm thành viên HĐQT vào tháng 5/2011, ông vẫn ra đi.
Thông tin mới đây, Tr.T.C từ bỏ chức danh giám đốc đầu tư ở CTCK cũ để đầu quân cho CTCK TP. HCM (HSC) khiến nhiều người ngạc nhiên. Tại CTCK cũ, Tr.T.C phụ trách mảng tự doanh, được vị nể và tin tưởng, hưởng thu nhập cao. Nhưng bất ngờ anh xin rẽ ngang đầu quân cho cho một ngân hàng TMCP. Chưa ngồi nóng chỗ, Tr.T.C đã thay đổi chỗ làm. Đích đến lần này là HSC, ở chỗ làm mới, anh được bổ nhiệm làm Giám đốc tư vấn tài chính DN, ví trí đang khuyết khi đồng nghiệp tiền nhiệm ra đi.
Trên đây chỉ là hai trong số rất nhiều trường hợp biến động nhân sự cao cấp tại các CTCK trong thời gian gần đây. Hiện tại, sau thông báo đóng cửa chi nhánh, thông tin thay đổi nhân sự cấp cao xuất hiện dày đặc, chiếm tới 40% thông tin hoạt động của CTCK tại trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý. Sự thay đổi này diễn ra trên diện khá rộng, từ các công ty có danh như CTCK Sacombank, CTCK Vietcombank, CTCK Sài Gòn - Hà Nội, tới tốp ít tên tuổi như CTCK Hùng Vương, CTCK Hồng Bàng, CTCK VITS, CTCK VMS.
Phía sau những cuộc chia tay
Nếu không phải là chỗ tâm giao, rất ít người muốn tiết lộ thật sự động cơ ra đi. Tuy nhiên, theo tổng giám đốc một CTCK lớn, hiện nhân sự cao cấp tại các CTCK có thể chia làm hai nhóm.
Nhóm thứ nhất, cổ đông lớn đồng thời nắm giữ các cương vị lãnh đạo chủ chốt như tại CTCK Sài Gòn, CTCK VNDirect… Nhân sự cao cấp vì vậy ít có sự dịch chuyển.
Nhóm thứ hai là nhóm "đánh thuê". Cổ đông lớn của các CTCK có ngân hàng, công ty bảo hiểm, doanh nghiệp hay các "đại gia" có tiềm lực tài chính "chống lưng".
Thực chất, vài năm qua, lợi nhuận từ lĩnh vực chứng khoán mang lại không đáng kể cho các "ông chủ". CTCK có khi còn trở thành gánh nặng. Trong hoạt động điều hành, lãnh đạo CTCK luôn chịu sức ép, đôi khi nảy sinh mâu thuẫn về quan điểm và cách làm việc. Một ngày nào đó, bất đồng phải giải quyết và tất nhiên người rời công ty không bao giờ là các ông chủ.
Nhưng đây không phải là lý do duy nhất dẫn đến các cuộc "thay máu" nhân sự. Chu kỳ đi xuống đằng đẵng 4 năm của thị trường "con gấu" còn khiến lĩnh vực chứng khoán không còn sức hút với nhiều người, đặc biệt là với thế hệ lãnh đạo trẻ. Chứng khoán và các lĩnh vực tài chính khác như ngân hàng, quản lý quỹ, tài chính doanh nghiệp vốn hoạt động theo nguyên tắc bình thông nhau, khi miếng bánh chứng khoán không còn hấp dẫn từ cơ hội thăng tiến nghề nghiệp cho đến cơ hội "tự doanh cá nhân", thì nhân sự cao cấp chứng khoán chảy ngược.
Vị trí nóng và câu hỏi nóng
Nhiều lãnh đạo CTCK quả quyết rằng, làn sóng thay máu lãnh đạo CTCK hiện nay mới chỉ là bề nổi của các con sóng ngầm. Chẳng hạn, ở nhiều CTCK trực thuộc ngân hàng TMCP, sự thay máu đáng lý diễn ra mạnh mẽ hơn. Nhưng những vị trí cao nhất vẫn phải giữ lại để quy trách nhiệm, làm rõ các số liệu tài chính. Phần lớn các con số cần làm rõ liên quan đến việc trước đây vung tay cho khách hàng sử dụng đòn bẩy tài chính hay mua cổ phiếu trả chậm tiền khi TTCK tăng trưởng.
Về hình thức, trên báo cáo kết quả kinh doanh, các con số vẫn thể hiện ở các khoản mục hợp tác đầu tư hay khoản phải thu. Nhưng thực tế, CTCK chịu thiệt hại và chỉ hy vọng thu hồi một phần. Nhiều "chiếc ghế nóng" lung lay dữ dội, nhưng không thể đổi chủ cũng vì điều này. Mới đây, trước khi nghỉ việc tại CTCK S, lãnh đạo N. đã có hành trình công tác lạ kỳ: sáng có mặt ở Công ty từ 7h30 - 8h, chiều từ 4h30 - 5h. Sự có mặt chiếu lệ này là do chờ làm rõ trách nhiệm trước khi được xác định đủ "điều kiện" nghỉ việc chính thức.
Làn sóng thay máu nhân sự cao cấp CTCK sẽ dẫn tới điều gì? Chứng khoán là lĩnh vực kinh doanh mạo hiểm, đặc thù. Vai trò của người lãnh đạo khá giống với vị thế của thuyền trưởng một con tàu vượt đại dương. Nếu người thuyền trưởng sáng suốt, con tàu sẽ đi đúng hải trình và cập bến an toàn. Ở TTCK Việt Nam, NĐT đã chứng kiến tài năng của lãnh đạo CTCK gần như quyết định đến sự thành bại của cả công ty.
Làn sóng thay đổi nhân sự chứng khoán đang diễn ra suy cho cùng chỉ là phản trào lưu của xu hướng diễn ra cách đây 4 - 5 năm theo xu hướng cơ hội nghề nghiệp. Tuy nhiên, những chiếc ghế nóng đổi chủ khá thường xuyên, khiến hiệu quả hoạt động nhiều CTCK luôn thất thường. Ngoài cổ đông, ai là người hứng chịu thiệt hại? Hệ quả của sự chuyển dịch liên tục khiến chứng khoán nội địa khó xuất hiện các gương mặt tinh thông nghề. Đến bao giờ TTCK Việt Nam mới xuất hiện những cá nhân kế thừa các thế hệ lãnh đạo gạo gội tại CTCK?
Theo Giang Thanh
ĐTCK