MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vì sao bất ổn vĩ mô của Việt Nam kéo dài?

Tổng đầu tư/GDP của Việt Nam giai đoạn từ 2006 – 2011 lại quá lớn, trung bình đều trên 40%, trong khi đó tiết kiệm của người dân (mặc dù được xem là cao khoảng 35%) lại thấp hơn rất nhiều.

Sáng nay (ngày 21/3), Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VERP) đã tổ Tọa đàm Đối thoại chính sách Hướng tới một khung khổ chính sách kinh tế vĩ mô cho Việt Nam trong trung và dài hạn.

Theo nhóm nghiên cứu, nguyên nhân gây bất ổn kinh tế thời gian vừa qua là do cải cách kinh tế trong nước không theo kịp so với sự hội nhập quốc tế (thiếu khu vực tư nhân manh, thị tường tài chính chưa sâu và lạnh lạnh, thiếu tự do hóa thị trường nội địa).

Trong khi đó, Chính phủ lại lựa chọn chiến lược nhằm thích ứng với quá trình hội nhập một cách sai lầm dẫn đến nguồn lực bị phân bổ sai (vào khu vực nhà nước), làm giảm toàn bộ năng suất nền kinh tế.

Một báo cáo của Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh đã chỉ ra rằng: Xét về mức độ phân tán/tập trung của các tập đoàn nhà nước thì Việt Nam cũng xếp vào hàng “vô địch”. Nếu ở Việt Nam, điểm số này là 6,4 thì Hàn Quốc chỉ là 1,7; Indonesia là 2,1; Philippines là 3,1, thậm chí Trung Quốc cũng chỉ mức 2,3.

Mặc dù, Việt Nam cố gắng hội nhập và duy trì tăng trưởng kinh tế trong khi năng suất của nền kinh tế tăng chậm hoặc không tăng. Dẫn đến đến lạm dụng chính sách tiền tệ, tài khóa và sau đó là hành chính. Càng làm cho nguồn lực bị phân bổ méo mó.

Khoảng cách giữa tiết kiệm và đầu tư quá lớn

TS Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng, tiết kiệm của Việt Nam so với thế giới không hề thấp (khoảng 35%) tuy nhiên tổng đầu tư/GDP của Việt Nam giai đoạn từ 2006 – 2011 lại quá lớn, trung bình đều trên 40%.

Riêng năm 2011, do Chính phủ thực hiện chính sách cắt giảm đầu tư công để kiềm chế lạm phát nên con số này chỉ dừng ở mức 34,6%.

Theo ông Thành, sở dĩ đầu tư của Việt Nam luôn ở mức cao là do mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dựa trên mở rộng đầu tư nhưng chất lượng đầu tư ngày càng giảm, năng suất nền kinh tế không được cải thiện.

“Nhà nước đã đầu tư quá nhiều vào khu vực công nhưng lại lại có quá ít hàng hóa công thực thụ. Khu vực kinh tế nhà nước có sự lấn át đối với khu vực kinh tế tư nhân” - ông Thành nói.

Dẫn dắt số liệu từ công trình nghiên cứu của TS Vũ Thành Tự Anh cho biết, ngay cả trong bối cảnh chịu áp lực cổ phần hóa thì tỉ lệ doanh số của 10 đại tập đoàn kinh tế Việt Nam trên GDP vẫn thuộc loại lớn nhất thế giới.

Cụ thể, tỷ lệ này của Việt Nam lên tới 37,3%, chỉ đứng sau Hàn Quốc thời gian trước khủng hoảng, còn lại đều vượt xa các nước khác.

Một số ví dụ khác được dẫn ra có Trung Quốc (9,4%), Đài Loan (19%), Indonesia (25%), Brazil (8%), Argentina (11%) và Mexico (10%).

Ông Thành khái quát, trong bối cảnh đó để giữ được tăng trưởng Việt Nam ngày càng phải đẩy mạnh đầu tư, khoảng cách giữa đầu tư - tiết kiệm cũng chính vì thế mà ngày một xa nhau. Và việc “bơm “ tiền thông qua kênh tín dụng đã được sử dụng. Hệ quả tất yếu là lạm phát sẽ xảy ra và gây bất ổn đối với kinh tế vĩ mô.

Chính sách vĩ mô nào cho trung và dài hạn?

Nhóm nghiên cứu cho rằng, các chính sách vĩ mô ngắn hạn hiện nay chưa rõ mục tiêu ưu tiên. Chẳng hạn như thực hiện chính sách tiền tệ hiện nay nhằm mục đích vĩ mô nào: Kiềm chế lạm phát? Ổn định tỷ giá hay đáp ứng yêu cầu tăng trưởng?

Chính sách cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng cũng chưa có chiến lược ưu tiên rõ ràng. Trong khi cốt lõi của việc cải cách là thay đổi vai trò của khối doanh nghiệp nhà nước thì dường như vẫn giữ vai trò chủ đạo.

Về trung hạn, nhóm nghiên cứu cho rằng, Việt Nam phải hướng tới xây dựng thể chế điều hành theo bộ ba: Đặt mục tiêu lạm phát; tỷ giá dần thả nổi và tự do hóa; điều hành chính sách tiền tệ có nguyên tắc, không tùy ý.

Cụ thể, đưa dần về vùng lạm phát ổn định trong trung hạn khoảng 10 năm với 4 – 6%/năm. Năm thành tố chính sách cần phải được thực hiện, bao gồm: Công khai về mục tiêu cao nhất của Ngân hàng Nhà nước là ổn định tỷ giá, xây dựng chính sách dựa trên nhiều chỉ số vĩ mô cùng một lúc, Ngân hàng Nhà nước tăng tính minh bạch và dối thoại nhiều hơn nữa với công chúng.

Về tỷ giá, sử dụng các công cụ để giảm mức linh hoạt của dòng vốn gián tiếp (thuế – phí theo thời gian hoạt động trong nước). Trên cơ sở đó hình thành thị trường tỷ giá và các công cụ thị trường hiện đại để phòng ngừa rủi ro.

Về chính sách tài khóa, nhóm nghiêm cứu cho rằng không nên coi chỉ tiêu của Chính phủ là động lực chính thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Nên định hướng giảm quy mô chi tiêu của Chính phủ về mức 20% GDP.

Thâm hụt ngân sách phải được sớm thu hẹp nhằm tránh sự gia tăng nhanh của nợ cộng và những rủi ro đi kèm.

Gánh nặng về thuế cần phải được giảm dần. Chẳng hạn, hiện nay doanh nghiệp đang rất khó khăn, Chính phủ nên tính đến chuyện giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ mức 25% như hiện nay xuống còn 22 – 23%. Việc tăng thu ngân sách phải được thực hiện thông qua tỷ lệ tuân thủ cao hơn là trên cơ sở nâng thuế suất và đánh thuế chồng lên thuế.

Doanh nghiệp nhà nước cần chuyển từ vài trò chủ đạo sang vai trò hỗ trợ. Nhóm nghiên cứu cho rằng, Nhà nước chỉ nắm 100% cổ phần đối với các doanh nghiệp công ích, đặc biệt; Nắm 65% đối với những doanh nghiệp chủ động thực hiện chính sách ngành, phần còn lại chỉ dành cho đối tác chiến lược (không có sự tham gia của các thành phần khác); Tỷ lệ nắm giữ 30 – 51% đối với những ngành cần có khuyến khích nhưng phải có lộ trình thoái vốn rõ rằng; Tất cả các trường hợp còn lại đều phải thoái vốn hết.

Ngoài ra, ông Thành cũng nhấn mạnh thêm trong thời gian qua số lượng doanh nghiệp nhà nước đã giảm đáng kể nhưng quy mô thì lại có sự tăng lên. Trong thời gian tới, cần tiếp tục đẩy mạnh giảm số lượng và quy mô của khối doanh nghiệp này. Đồng thời, việc thực hiện chính sách về chống độc quyền – hành chính phải được đẩy mạnh hơn nữa.

Khánh Linh (lược ghi)

hanhle

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên