MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thay đổi bất ngờ trong quan điểm sống của người châu Á tại Mỹ

02-04-2012 - 21:00 PM | Tài chính quốc tế

Nếu trước đây, người phụ nữ châu Á tìm đến đàn ông da trắng để mong muốn có sự tự do và bình đẳng, nay họ muốn kết hôn với người gốc Á để bảo tồn văn hóa và tiếng nói của dân tộc mình.

Khi còn là một sinh viên triết học tại đại học Harvard cách đây 8 năm, Liane Young cảm thấy bình thường với tất cả những cặp đôi đa sắc tộc sống trong khắp khu học xá nơi cô ở. Phần lớn bạn bè châu Á của cô đều có bạn trai hoặc bạn gái người da trắng. Trong cuộc sống của cô, mọi chuyện như vậy hết sức bình thường.

Thế nhưng hiện nay, phần người bạn người Mỹ gốc Á của cô trên Facebook đều cưới chồng/vợ là người Mỹ gốc Á. Và chính cô, cháu của người bà nhập cư từ Trung Quốc, cũng kết hôn với một sinh viên trường Y yêu thích trượt tuyết, sinh ra tại một tỉnh của Trung Quốc.

Cô cho biết cô thực sự không cố tình tìm kiếm bạn trai gốc Á. Họ tình cờ gặp nhau tại câu lạc bộ đêm ở Boston và cô cảm thấy rất hài lòng với anh. Họ cùng nhau học bằng tiếng Quan Thoại và tiếng Quảng Đông và họ hy vọng sẽ giữ được vốn ngôn ngữ tốt để dậy lại cho con.

Cô Young, 29 tuổi, trợ giảng môn tâm lý tại đại học Boston, chia sẻ: “Chúng tôi muốn văn hóa Trung Quốc trở thành một phần trong cuộc sống của chúng tôi cũng như con cháu chúng tôi. Chúng tôi muốn cùng đi với nhau theo quan điểm này.”

Trong khoảng 30 năm gần đây, xu thế kết hôn khác sắc tộc, màu da dâng lên rất cao tại Mỹ, tỷ lệ này tăng cao gần gấp đôi trong khoảng thời gian trên. Thế nhưng nhiều người Mỹ gốc Á đang phá vỡ xu thế này, họ thường chọn người đồng hương với hy vọng mở rộng được cộng đồng của họ nơi đất khách quê người.

Thống kê của trung tâm nghiên cứu Pew Research Center cho thấy trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2010, tỷ lệ người Mỹ gốc Á kết hôn với người khác sắc tộc giảm gần 10%. Trong khi đó, người châu Á cưới người châu Á ngày một nhiều hơn.

Dù vậy trong nhóm người Mỹ gốc Á, tỷ lệ kết hôn khác sắc tộc vẫn cao nhất so với nhóm người Mỹ có gốc từ nơi khác. Làn sóng di cư mạnh mẽ từ châu Á sang Mỹ suốt 3 thập kỷ qua đã giúp những cử nhân và người có trình độ cao hơn nữa có thêm nhiều lựa chọn về hôn phu/hôn thê người Mỹ gốc Á.

Năm 2010, 10,2 triệu người nhập cư châu Á đang sống tại Mỹ, cao hơn nhiều so với con số 2,2 triệu vào thập niên 1980. Hiện nay nhóm người châu Á được sinh ra bên ngoài Mỹ chiếm khoảng 60% tổng dân số Mỹ gốc Á hiện nay.

Ông Zhenchao Qian, giáo sư nghiên cứu thuộc Ohio State University, sau khi tiến hành nghiên cứu về hoạt động kết hôn giữa người được sinh ra tại Mỹ và người sinh ra ở châu Á, đưa ra kết luận: “Hoạt động nhập cư đã giúp mang đến nhiều lựa chọn hôn nhân hơn cho người Mỹ gốc Á. Họ mang đến ngôn ngữ, văn hóa và củng cố phát triển văn hóa đó tại Mỹ cho thế hệ thứ 2 và thứ 3.”

Trước khi gặp anh Gao, cô Young chủ yếu hẹn hò với người da trắng, ngoại trừ một người có 2 quốc tịch tại trường đại học. Cô cho biết chắc chắn cô sẽ không dậy con tiếng Quan Thoại hay tiếng Quảng Đông nếu chồng cô không sành tiếng Quan Thoại: “Điều đó quả thật rất khó.” Hiện cô quen nói tiếng Anh.

Anh Ed Lin, 36 tuổi, giám đốc marketing tại Los Angeles và mới kết hôn vào tháng 10/2011, cho biết vợ anh, cô Lily Lin đã giúp anh hiểu hơn rất nhiều về các phong tục của Trung Quốc, ví như tiệc trứng đỏ mừng trẻ em mới sinh, văn hóa lì xì trong dịp Tết Nguyên đán.

Trong các nhóm sắc tộc châu Á, xu thế kết hôn cũng khác nhau khá nhiều. Người Mỹ gốc Nhật có tỷ lệ kết hôn với người da trắng cao nhất trong khi tỷ lệ này trong người Mỹ gốc Việt và Ấn thấp nhất.

Theo Cục thống kê Mỹ, thuật ngữ người châu Á bao gồm nhóm người có nguồn gốc Viễn Đông, Đông Nam Á hoặc Ấn Độ như Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật, Hàn Quốc, quần đảo Philippin và Việt Nam.

Ngọc Diệp

ngocdiep

Nytimes, Economist

Trở lên trên