Đâu là nguyên nhân chính gây mất cân bằng thanh toán toàn cầu?
Các nước xuất khẩu dầu mỏ với thặng dư cán cân vãng lai ở mức cao mới chính là nguyên nhân gây mất cân bằng toàn cầu chứ không phải Trung Quốc như mọi người vẫn nghĩ.
Trung Quốc, quốc gia vẫn được cho là nguyên nhân chính gây nên mất cân bằng trên toàn cầu vừa công bố thặng dư cán cân vãng lai của nước này sụt giảm nhanh chóng trong những năm gần đây. Tuy nhiên, Trung Quốc chưa bao giờ thực sự là thủ phạm gây mất cân bằng trên phạm vi toàn cầu. Nguyên nhân chính gây nên thâm hụt cán cân vãng lai của Mỹ lại là các nước xuất khẩu dầu mỏ. Những nước này đã được hưởng lợi quá nhiều từ sự tăng lên của giá dầu. IMF ước tính trong năm nay các nước này sẽ có thặng dư cán cân vãng lai 740 tỷ USD, 3/5 trong số đó là các nước Trung Đông. Kể từ năm 2000, thặng dư cán cân vãng lai lũy kế của các nước này đã vượt quá con số 4 nghìn tỷ USD, gấp 2 lần Trung Quốc.
Lý do khiến các nước này được chú ý ít hơn so với Trung Quốc là chỉ một phần
thặng dư cán cân vãng lai được thống kê trong số liệu chính thức và phần lớn nằm
trong các quỹ đầu tư của chính phủ. Các quốc gia Trung Đông thường mua trái
phiếu kho bạc thông qua các trung gian ở
Tác động của giá dầu tăng cao đối với nền kinh tế thế giới phụ thuộc vào việc liệu các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ chi tiêu hay giữ lại những đồng đô la thu được từ dầu mỏ. Nếu họ dùng số tiền này để mua các hàng hóa từ các nước nhập khẩu dầu mỏ, lực cầu trên toàn thế giới sẽ tăng lên. Tuy nhiên, nếu họ tiết kiệm số tiền này, thu nhập sẽ chuyển từ các nước tiêu thụ dầu mỏ sang các nước sản xuất dầu mỏ, đồng thời khiến lực cầu sụt giảm. Sau cú sốc giá dầu vào thập niên 70, khoảng 70% doanh số xuất khẩu được tăng lên được sử dụng để nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên, số liệu từ IMF cho thấy 3 năm trở lại đây dường như chỉ dưới 50% số tài sản này được sử dụng.
Thêm vào đó, những nước này nhập khẩu từ châu Âu và châu Á nhiều hơn là từ Mỹ, vì vậy nhu cầu về hàng hóa Mỹ sụt giảm. Theo nghiên cứu của IEA, trong mỗi đồng USD được Mỹ chi cho nhập khẩu dầu từ các nước OPEC trong năm 2011 chỉ có 34 cent quay trở lại Mỹ thông qua xuất khẩu, trong khi ở châu Âu thu về tới 84 cent. Với mỗi USD Trung Quốc chi cho OPEC, có 64 cent quay trở lại Trung Quốc.
Các nước xuất khẩu dầu mỏ không muốn lặp lại lỗi lầm của thời kỳ trước, khi
chi tiêu quá nhiều khi giá dầu tăng và sau đó đối mặt với tình trạng thâm hụt
lớn khi giá dầu giảm. Cán cân vãng lai của Arab Saudi đã chuyển từ tình trạng thặng
dư 26% GDP trong năm 1980 sang thâm hụt 13% năm 1983. Các nước này vẫn duy trì
thặng dư như là sự phòng vệ khi dầu rớt giá hoặc các giếng dầu cạn kiệt. Nga,
Nigieria và
Thông thường, thặng dư cán cân vãng lai có thể bị giảm xuống qua thời gian bởi tiêu dùng nội địa tăng cao và tỷ giá cao. Tuy nhiên, đồng nội tệ của các nước vùng Vịnh được neo vào đồng USD. Trong 10 năm qua, tỷ giá dường như không đổi hoặc thậm chí là giảm. Tỷ giá linh hoạt hơn có thể khiến cho nền kinh tế của các nước này không ổn định và một số lĩnh vực bị mất đi lợi thế cạnh tranh khi đồng nội tệ tăng giá. Tuy nhiên, các đồng tiền này có thể giúp cải thiện mất cân bằng toàn cầu nếu được thả nổi hơn chút ít.
Một số chuyên gia kinh tế kiến nghị nên neo các đồng tiền này vào giỏ bao gồm cả giá dầu ngoài những đồng tiền khác. Tỷ giá linh hoạt hơn (biến động cùng với giá dầu) sẽ làm tăng sức mua và nhập khẩu. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp có thể giải quyết được tận gốc vấn đề. Theo tài liệu nghiên cứu của IMF năm 2009, tỷ giá cũng không có quá nhiều tác động đến tình trạng cân bằng bên ngoài của các nước xuất khẩu dầu mỏ. Theo ước tính, khi đồng nội tệ được nâng giá 100%, thặng dư cán cân vãng lai chỉ giảm đi 2,5%. Điều này là do tỷ giá không ảnh hưởng mấy đến doanh thu từ dầu vốn được tính bằng USD và bởi sản xuất nội địa không thể thay thế nhập khẩu do khu vực sản xuất của các nước này quá nhỏ.
Cách hiệu quả nhất để giảm bớt thặng dư cán cân vãng lai của các nước này là
tăng chi tiêu công và đầu tư. Chi tiêu công tăng cũng giúp các nước này có thể
đa dạng nền kinh tế ngoài việc chỉ lệ thuộc vào dầu mỏ, thúc đẩy phát triển
kinh tế trng tương lai và tạo ra nhiều việc làm hơn. Để giữ vững ổn định xã hội,
các nước này đặc biệt là các nước vùng Vịnh cần đầu tư nhiều hơn vào giáo dục,
y tế, nhà cửa và các phúc lợi xã hội. Kể từ năm 2005 đến nay, các nước Arab
Saudi,
Thu Hương