Chi phí tái cơ cấu kinh tế: Lo “đếm cua trong lỗ”
Câu hỏi về nguồn lực để thực hiện đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế vẫn tiếp tục được bàn thảo với những ý kiến trái chiều.
Cuối tuần qua, sau khi nghe đóng góp từ các đoàn đại biểu Quốc hội tại
hội nghị trực tuyến về đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế, trong đó có
băn khoăn về nguồn lực để thực hiện đề án, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu
tư Bùi Quang Vinh đã hai lần nhắc lại so sánh của một đại biểu, hàm ý
việc tính chi phí cho đề án chẳng khác nào “đếm cua trong lỗ”.
Ở báo cáo ngắn trình bày một số ý kiến về đề án tại hội nghị đó, Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - cơ quan chỉ trì thẩm tra đề án - vẫn không quên nhắc lại sự cần thiết của việc tính toán chi phí để thực hiện tái cơ cấu kinh tế, nhất là trong điều kiện của Việt Nam nguồn lực bị hạn chế, cả về tài chính và nhân lực.
“Việc tính toán chi phí này sẽ góp phần xác định những nội dung cần ưu tiên thực hiện, tránh dàn trải, lãng phí. Ngoài ra, những tính toán về chi phí xã hội, môi trường, an ninh, quốc phòng, đối ngoại của đất nước… là cần thiết để có giải pháp phù hợp”, cơ quan thẩm tra nhấn mạnh.
Cũng tại đó, báo cáo tóm tắt về đề án, theo lời Bộ trưởng Vinh là đã được chỉnh sửa trên cơ sở tiếp thu các ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Ủy ban Kinh tế vẫn hoàn toàn vắng bóng nội dung liên quan đến chi phí.
Cũng cần nói thêm là, sau khi đề án chính thức của Chính phủ và báo cáo của thường trực cơ quan thẩm tra được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một số tờ báo đã đăng tải ý kiến từ chính người soạn thảo đề án rằng “Tái cơ cấu kinh tế là để làm ra tiền mới chứ không phải là cái cần đến tiền”.
Tuy nhiên, lập luận này chưa dễ thuyết phục được đại biểu Quốc hội.
Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam, ông Trần Xuân Vinh không nhất trí với quan điểm “tái cơ cấu sinh ra tiền, không nhất thiết phải tính đến chi phí’. Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi đồng tình là cần phải tính toán nguồn lực để đạt được yêu cầu đặt ra tại đề án. Một số ý kiến khác cũng nhất trí với Ủy ban Kinh tế, nhất thiết cần tính toán chi phí để thực hiện đề án.
Không khẳng định là tái cơ cấu không cần tiền hay số tiền sẽ được sinh ra từ việc này là bao nhiêu, Bộ trưởng Vinh nói rằng ông sẽ tiếp thu ý kiến về tính toán chi phí, nhưng cũng chỉ ở “chừng mực nhất định” thôi.
“Qua ý kiến của ủy ban Kinh tế, chúng tôi cũng có hội thảo với một số chuyên gia trong và ngoài Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhưng ngay ở đề án tổng thể mà nói chi phí cho đề án này hết bao nhiêu tiền thì căn cứ tính hơi khó” , ông Vinh phân trần.
Còn nếu tính phác thảo theo phần trăm GDP như một số ý kiến, theo Bộ trưởng thì cũng có thể, “nhưng không chính xác lắm và không có ý nghĩa nhiều lắm”.
Tuy nhiên, ông Vinh cho rằng, ở từng đề án cụ thể thì có thể tính được, ví dụ tái cấu trúc ngân hàng hết bao nhiêu, nhưng cũng là tính tương đối thôi, “như đại biểu nói là đếm cua trong lỗ thôi”.
Đồng thời, Bộ trưởng cũng lưu ý thêm, “đây không phải gói cứu trợ như các nước đang làm, mà là sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế cả một đất nước”, nên tính chi tiết thì rất khó tính.
Ông cũng cho biết sẽ bàn với Chính phủ về định hướng tái cơ cấu lĩnh vực nào sẽ dùng nguồn lực nào, ở từng đề án chi tiết thì có thể tính, ví dụ tái cơ cấu hệ thống ngân hàng hay doanh nghiệp nhà nước thì cần bao nhiêu, còn tổng thể thì chỉ “dự báo tương đối thôi”.
Nhắc lại mong muốn làm rõ nguồn lực cho đề án, Bộ trưởng cũng phân tích, từ nguồn lực mới có thể tính ra giải pháp xem có thể đạt được mục tiêu như mong muốn hay không, tránh tình trạng mong muốn lớn nhưng không có nguồn lực để mà làm.
Song ông vẫn nhấn lại rằng chỉ có thể tính ở chừng mực nhất định “như đại biểu nói là đếm cua trong lỗ chứ làm sao chính xác được”.
Bên cạnh vấn đề chi phí, Bộ trưởng cũng nói rằng, sẽ tiếp thu ý kiến của đại biểu để tính toán, làm rõ hơn lộ trình và mục tiêu của từng giai đoạn. Tuy nhiên 8 năm là quá ngắn, và “nếu khuôn đến 2020 thì cũng không phải làm được nhiều việc lắm đâu”, ông nói.
Ở báo cáo ngắn trình bày một số ý kiến về đề án tại hội nghị đó, Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - cơ quan chỉ trì thẩm tra đề án - vẫn không quên nhắc lại sự cần thiết của việc tính toán chi phí để thực hiện tái cơ cấu kinh tế, nhất là trong điều kiện của Việt Nam nguồn lực bị hạn chế, cả về tài chính và nhân lực.
“Việc tính toán chi phí này sẽ góp phần xác định những nội dung cần ưu tiên thực hiện, tránh dàn trải, lãng phí. Ngoài ra, những tính toán về chi phí xã hội, môi trường, an ninh, quốc phòng, đối ngoại của đất nước… là cần thiết để có giải pháp phù hợp”, cơ quan thẩm tra nhấn mạnh.
Cũng tại đó, báo cáo tóm tắt về đề án, theo lời Bộ trưởng Vinh là đã được chỉnh sửa trên cơ sở tiếp thu các ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Ủy ban Kinh tế vẫn hoàn toàn vắng bóng nội dung liên quan đến chi phí.
Cũng cần nói thêm là, sau khi đề án chính thức của Chính phủ và báo cáo của thường trực cơ quan thẩm tra được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một số tờ báo đã đăng tải ý kiến từ chính người soạn thảo đề án rằng “Tái cơ cấu kinh tế là để làm ra tiền mới chứ không phải là cái cần đến tiền”.
Tuy nhiên, lập luận này chưa dễ thuyết phục được đại biểu Quốc hội.
Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam, ông Trần Xuân Vinh không nhất trí với quan điểm “tái cơ cấu sinh ra tiền, không nhất thiết phải tính đến chi phí’. Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi đồng tình là cần phải tính toán nguồn lực để đạt được yêu cầu đặt ra tại đề án. Một số ý kiến khác cũng nhất trí với Ủy ban Kinh tế, nhất thiết cần tính toán chi phí để thực hiện đề án.
Không khẳng định là tái cơ cấu không cần tiền hay số tiền sẽ được sinh ra từ việc này là bao nhiêu, Bộ trưởng Vinh nói rằng ông sẽ tiếp thu ý kiến về tính toán chi phí, nhưng cũng chỉ ở “chừng mực nhất định” thôi.
“Qua ý kiến của ủy ban Kinh tế, chúng tôi cũng có hội thảo với một số chuyên gia trong và ngoài Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhưng ngay ở đề án tổng thể mà nói chi phí cho đề án này hết bao nhiêu tiền thì căn cứ tính hơi khó” , ông Vinh phân trần.
Còn nếu tính phác thảo theo phần trăm GDP như một số ý kiến, theo Bộ trưởng thì cũng có thể, “nhưng không chính xác lắm và không có ý nghĩa nhiều lắm”.
Tuy nhiên, ông Vinh cho rằng, ở từng đề án cụ thể thì có thể tính được, ví dụ tái cấu trúc ngân hàng hết bao nhiêu, nhưng cũng là tính tương đối thôi, “như đại biểu nói là đếm cua trong lỗ thôi”.
Đồng thời, Bộ trưởng cũng lưu ý thêm, “đây không phải gói cứu trợ như các nước đang làm, mà là sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế cả một đất nước”, nên tính chi tiết thì rất khó tính.
Ông cũng cho biết sẽ bàn với Chính phủ về định hướng tái cơ cấu lĩnh vực nào sẽ dùng nguồn lực nào, ở từng đề án chi tiết thì có thể tính, ví dụ tái cơ cấu hệ thống ngân hàng hay doanh nghiệp nhà nước thì cần bao nhiêu, còn tổng thể thì chỉ “dự báo tương đối thôi”.
Nhắc lại mong muốn làm rõ nguồn lực cho đề án, Bộ trưởng cũng phân tích, từ nguồn lực mới có thể tính ra giải pháp xem có thể đạt được mục tiêu như mong muốn hay không, tránh tình trạng mong muốn lớn nhưng không có nguồn lực để mà làm.
Song ông vẫn nhấn lại rằng chỉ có thể tính ở chừng mực nhất định “như đại biểu nói là đếm cua trong lỗ chứ làm sao chính xác được”.
Bên cạnh vấn đề chi phí, Bộ trưởng cũng nói rằng, sẽ tiếp thu ý kiến của đại biểu để tính toán, làm rõ hơn lộ trình và mục tiêu của từng giai đoạn. Tuy nhiên 8 năm là quá ngắn, và “nếu khuôn đến 2020 thì cũng không phải làm được nhiều việc lắm đâu”, ông nói.
Theo Nguyên Thảo
VnEconomy
VnEconomy