Sáng nay (ngày 24/5), Trung tâm nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đã tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2012 với chủ đề “Đối diện thách thức tái cơ cấu kinh tế”, với 3 chủ đề chính bao gồm: Tái cấu trúc hệ thống NHVN; Tái cấu trúc đầu tư công và Tái cấu trúc DNNN.
Các ngân hàng chuyển từ trạng thái căng thẳng về thanh khoản sang ứ đọng về vốn
Theo tài liệu của nhóm nghiên cứu, năm 2011 trung bình ngành ngân hàng có tốc độ tăng trưởng huy động vốn âm 8,3%. Một số ngân hàng có mức độ tăng trưởng h
Cũng trong năm 2011, tốc độ tăng trưởng tín dụng đã bị suy giảm rõ rệt, đạt mức khoảng 20% so với năm 2010, những tháng đầu năm 2012 âm 1,4% so với năm 2011.
Nói về tính thanh khoản của các ngân hàng hiện nay, ông Nguyễn Đức Thành – Giám đốc Trung tâm VEPR cho biết: Các ngân hàng đang chuyển từ trạng thái căng thẳng về thanh khoản sang nguy cơ ứ đọng về vốn.
Cũng theo báo cáo của VEPR, hiện, nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước chiếm khoảng 70% nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng. Đồng thời, dư nợ vay ngân hàng của doanh nghiêp nhà nước chiếm 16,9% tổng dư nợ tín dụng. Trong đó, dư nợ của 12 tập đoàn kinh tế chiếm gần 53% tổng dư nợ của doanh nghiệp nhà nước. |
Theo ông Thành, các ngân hàng lớn có nhiều lợi thế hơn so với các ngân hàng nhỏ trong huy động vốn nhưng tín dụng vẫn không được khơi thông.
Nguyên nhân là do, hầu hết các ngân hàng đề sợ mất vốn và sợ bị hạ mức tín dụng; khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp kém; nhiều ngân hàng đang chuyển sang mua trái phiếu Chính phủ để có lợi hơn trong bối cảnh lãi suất đang hạ.
Căn cứ theo báo cáo kết quả kinh doanh quý I của các NHTM, nhóm nghiên cứu cho rằng, lợi nhuận của hầu hết các ngân hàng đều giảm nhưng vẫn đạt ở mức cao trong bối cảnh kinh tế suy thoái. Đó là một nghịch lý – nhóm nghiên cứu nhận xét.
Về tỷ lệ nợ xấu được xem đang là một ẩn số nhưng có xu hướng tăng cao, con số thấp nhất nằm trong khoảng 8,25% đến 14,01%.
Phải giải được các ẩn số thì mới tái cấu trúc được hệ thống NH
Nhóm nghiên cứu đưa ra câu hỏi khảo sát đánh giá về “Mức độ hiệu quả của các giải pháp sáp nhập Ngân hàng (nếu được thực hiện ở Việt Nam)? Có khoảng 55% ý kiến trả lời rằng nên sáp nhập ngân hàng theo hướng phân chia lại khu vực hoạt động (nông thôn, thành thị). Chỉ có khoảng hơn 10% ý kiến cho rằng, sáp nhập ngân hàng mạnh với ngân hàng yếu sẽ không thể vực dậy được ngân hàng yếu.
Khảo sát cũng cho thấy nhiều ý kiến (hơn 40%) người được hỏi đều cho rằng để có nguồn lực cho việc tái cấu trúc các NHTM thì nhà nước nên tăng room cho nhà đầu tư nước ngoài trong một thời gian nhất định.
Theo đánh giá, Việt Nam đang có cách tiếp cận chủ động trong tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.
Tuy nhiên để thực hiện thành công quá trình tái cấu trúc này cần phải làm rõ các ẩn số liên quan đến mô hình/định dạng của hệ thống ngân hàng sau tái cấu trúc như: Nguồn lực tài chính cho tái cấu trúc; Vai trò của Công ty mua bán nợ (DATC) trong quá trình tái cơ cấu; Cơ quan đầu mối và phối hợp trong quá trình thực hiện tái cơ cấu; Mối liên hệ giữa tái cấu trúc hệ thống ngân hàng với tái cấu trúc đầu tư công và tái cấu trúc DNNN…
Khánh Linh