MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Huy động vốn qua kênh cổ phiếu đã hết thời?

24-05-2012 - 16:59 PM | Tài chính quốc tế

Sự kết thúc của niềm đam mê đối với cổ phiếu kéo dài đã 6 thập kỷ có thể dẫn đến mô hình tài trợ vốn cho doanh nghiệp kém linh hoạt nhưng bảo thủ hơn.

Nikhil Srinivasan, người quyết định sẽ đặt tài sản của một trong những quỹ bảo hiểm lớn nhất thế giới vào đâu muốn biết tại sao ông nên đầu tư vào cổ phiếu. Giám đốc đầu tư của quỹ bảo hiểm Allianz cho rằng nhà đầu tư chỉ đang làm những gì các nhà hoạch định chính sách mong muốn do đó không có gì đáng để hào hứng với chứng khoán.

Allianz hiện đang quản lý tài sản trị giá 1,7 nghìn tỷ euro, chỉ 6% trong số danh mục bảo hiểm của quỹ này là cổ phiếu, trong khi 90% còn lại là trái phiếu. Cách đây 1 thập kỷ, cổ phiếu chiếm 20% danh mục. Đây không phải là xu hướng của riêng Allianz mà là xu hướng chung của các định chế, từ quỹ lương hưu cho đến quỹ tương hỗ. Cổ phiếu đã không còn là lựa chọn hấp dẫn gần 50 năm qua.

Những hệ quả của xu hướng này đang bắt đầu phát huy tác dụng. Kể cả Facebook cũng gặp khó khăn trong việc huy động vốn. Chi phí huy động vốn qua chứng khoán đắt đỏ cùng với thị trường cổ phiếu chao đảo khiến quyền kiểm soát doanh nghiệp của cổ đông bị giảm xuống. Hơn nữa, với lợi nhuận từ cổ phiếu gần như không đổi trong hơn một thập kỷ qua, các nhà đầu tư đã không còn dễ dàng chấp nhận rủi ro khi đầu tư vào các công ty nhỏ. Rất nhiều công ty đã lựa chọn cách khác để huy động vốn.

Andreas Utermann đến từ Allianz dự báo điều này sẽ dẫn đến sự thay đổi lớn từ xu hướng tiết kiệm sang xu hướng đầu tư ngông cuồng và vô trách nhiệm bởi giờ đây lợi ích của tiết kiệm dài hạn đã bị bào mòn. Xu hướng này sẽ tác động lên mọi khía cạnh xã hội, chính trị, đầu tiên là ở cấp khu vực và sau đó lan rộng ra toàn cầu.  

So với trái phiếu, cổ phiếu đắt đỏ hơn nhiều trong suốt 50 năm qua. Trong thời kỳ này, lợi suất cổ tức – số tiền được trả dưới dạng cổ tức trên mỗi cổ phiếu dựa trên giá cổ phiếu đã xuống mức thấp hơn so với lợi suất của trái phiếu. Nói cách khác, nhà đầu tư trước đây đầu tư vào cổ phiếu vì mức lãi suất thấp hơn, bất chấp cổ phiếu biến động mạnh hơn với niềm tin lợi nhuận thu được trong dài hạn là lớn hơn.

Nhưng, giờ đây nhà đầu tư muốn nhận mức lợi suất cao hơn từ cổ phiếu. Theo Robert Shiller đến từ đại học Yale, lợi suất cổ tức của chứng khoán Mỹ hiện ở mức 1,97%, trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm là 1,72%.

Một số người hi vọng rằng chu kỳ tăng trưởng sẽ quay trở lại và cổ phiếu sẽ lấy lại được vị thế cho dù sẽ mất một thời gian dài. Một số người lại tỏ ra hoài nghi và cho rằng sức hấp dẫn của cổ phiếu thu hút người tiết kiệm trong dài hạn tập trung danh mục đầu tư vào cổ phiếu đã biến mất.

Xét về dài hạn, cổ phiếu vẫn chiếm ưu thế. Từ năm 1990 đến 2010, cổ phiếu tăng giá 6,3% ở Mỹ trong khi trái phiếu chỉ tăng 1,8%. Chỉ cách đây 10 năm, ở Mỹ và Anh, cổ phiếu vẫn chiếm 70% danh mục đầu tư của các quỹ lương hưu. Hiện nay, tỷ lệ giảm xuống 40% ở Anh và 52% ở Mỹ.

Tuy nhiên, có ít nhất 2 nhân tố khiến cổ phiếu mất hấp dẫn. Thứ nhất, thị trường chứng khoán đã sụt giảm từ năm 2000 khiến niềm tin vào cổ phiếu giảm mạnh. Thứ hai, các định chế phải đối mặt với những qui định chặt chẽ và tình hình kinh doanh gây áp lực khiến họ phải rút khỏi cổ phiếu.

Giá cổ phiếu so với trái phiếu chưa từng thấp như vậy từ năm 1956, khiến đây là thời điểm tốt nhất trong lịch sử để mua cổ phiếu. George Ross Goobey, người quản lý quỹ lương hưu Imperial Tobacco vừa thông báo chuyển hết danh mục của mình sang chứng khoán.

Goldman Sachs cũng vừa công bố báo cáo với nhận định với giá trị hiện tại, đây là thời điểm thích hợp để mua cổ phiếu và quên đi trái phiếu bởi giá cổ phiếu sẽ tăng trong một vài năm tới. Tuy nhiên, với sự sự giảm mạnh mẽ, diễn biến giá cổ phiếu không phải là điều lạ lùng. Tuy nhiên, lợi suất  trái phiếu đã đạt đỉnh năm 1981 và giá các khoản nợ công đã tăng lên đáng kể kể từ đó. Với sự thành công của Fed trong việc kiềm chế lạm phát và vai trò tài sản an toàn khi nhà đầu tư tự bảo vệ mình trước rủi ro, trái phiếu đang đắt nhất trong lịch sử.

Trong suốt những thập kỷ bong bóng công nghệ bùng nổ trong năm 2000 kéo niềm tin trở lại thị trường chứng khoán, các chính phủ đã áp đặt các loại thuế lên cổ tức, thuyết phục các công ty và ngân hàng định giá tài sản thông qua giao dịch trên thị trường hơn là những mô hình cơ bản, chuyển đổi các luật lệ kế toán đối với lương hưu.

Tất cả những điều này khiến các quỹ lương hưu và bảo hiểm chiếm được vị thế hùng mạnh. Kể cả khi lợi suất trái phiếu giảm và giá tăng, đế chế này vẫn khiến các định chế phải nắm giữ những tài sản không có rủi ro.

Hơn nữa, nguồn cung cổ phiếu cũng sụt giảm. Các công ty đang mua lại cổ phiếu của chính mình – dấu hiệu cho thấy giá cổ phiếu quá rẻ, trong khi nhà đầu tư muốn họ trả cổ tức cao hơn. Với lãi suất thấp, các thương vụ mua lại được tài trợ bằng các khoản nợ chứ không phải bằng cổ phiếu.

Ian Harnett đến từ viện nghiên cứu Absolute Strategy Research tại London cho rằng dòng tiền sẽ quay trở lại với cổ phiếu một khi lợi suất trái phiếu trở lại với mức bình thường. Tuy nhiên, giống những người khác, ông lưỡng lự khi cho rằng thời điểm đó đã đến, bởi chính phủ và ngân hàng trung ương vẫn có ảnh hưởng quá lớn đến thị trường. Điều đó có nghĩa là nhà đầu tư đang đánh bạc bởi họ không biết các chính trị gia sẽ làm gì tiếp theo.

Minh Anh

huongnt

FT

Trở lên trên