MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nỗi sợ lớn nhất của châu Âu: Không thể ngăn chặn dòng tiền tháo chạy

26-05-2012 - 13:08 PM | Tài chính quốc tế

Chỉ còn vài tuần nữa là bầu cử Hy Lạp diễn ra và rất có thể hệ thống ngân hàng của châu Âu sẽ chứng kiến tiền bị ồ ạt rút ra mà không thể làm cách nào để ngăn "lũ".

Đã 1 tuần kể từ khi cổ phiếu của Bankia sụt giảm sau thông tin cho rằng khách hàng đang ồ ạt rút tiền khỏi các ngân hàng của Tây Ban Nha. Sự lo sợ về một cuộc tháo chạy ồ ạt của dòng tiền trên diện rộng ở Hy Lạp vẫn chưa được cụ thể hóa. Tuy nhiên, khả năng hiện tượng này xảy ra ở các nước ngoại biên vẫn còn rất cao. Đây là điều mà các nhà hoạch định chính sách ít chuẩn bị các kế hoạch đối phó nhất.

Giống như các khía cạnh khác của cuộc khủng hoảng, câu trả lời thường là không thể làm được gì mấy để cải thiện tình hình. Cách duy nhất là cho khách hàng thấy ngân hàng vẫn còn tiền. Giờ đây, ngân hàng trung ương cần cung cấp đủ thanh khoản sao cho các máy ATM luôn luôn đầy tiền. Tuy nhiên, nếu muốn có đồng euro trong tay để phòng trừ sự thay đổi tiền tệ trong tương lai, tất nhiên khách hàng vẫn muốn cất tiền ở dưới gầm giường hơn là để trong ngân hàng.  

Một cách khác để ứng phó với tình trạng dòng tiền ồ ạt đi ra là trấn an những lo lắng về các định chế tài chính bằng cách tăng bảo lãnh tiền gửi. Trong giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng, các chính phủ đã làm điều này. Tuy nhiên, vấn đề chỉ trở nên tồi tệ hơn mà thôi.

Theo logic, giải pháp là thành lập một cơ chế bảo lãnh tiền gửi liên kết trên toàn eurozone, trong đó các nước trong khối có thể cung cấp các khoản bảo hiểm tín dụng mà tất cả người gửi tiền trên khắp eurozone có thể lấy lại được tiền của mình. Để phòng vệ rủi ro đổi tiền, bảo lãnh có thể là một lời hứa trả lại giá trị ban đầu cho các khoản tiền gửi bằng đồng euro.

Vấn đề ở đây là thậm chí kể cả khi có được sự sẵn sàng về mặt chính trị, sẽ mất một thời gian rất dài thương lượng và đi đến thỏa thuận cuối cùng. Đồng thời, còn có một loạt câu hỏi chưa thể tìm được lời giải đáp, ví dụ như cơ chế này có nên được tài trợ trước?  Cần có những cơ chế giám sát như thế nào để đảm bảo các định chế tiền gửi chắc chắn đang bảo hiểm cho các nước ngoại biên?

Những câu hỏi này cần có 1 thời gian rất dài để giải quyết trong khi dòng tiền rất có thể sẽ chảy ra ồ ạt chỉ trong một vài tuần tới. Và, nếu như hiện tượng này xảy ra, các chính phủ châu Âu sẽ chỉ có một vài giờ để quyết định. Có thể chỉ mất vài giờ để có được thông báo từ Brussel, nhưng liệu như vậy có thể đảm bảo chắc chắn sẽ ổn định được tình hình hay không khi mà còn có quá nhiều câu hỏi vẫn chưa tìm được lời giải đáp?

Thu Hương

huongnt

Economist

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên