Cao tốc Hạ Long - Móng Cái: Một nhà đầu tư muốn làm đường cao tốc 1,5 tỷ USD
Tuyến đường có quy mô 6 làn xe, bề rộng nền đường 35m, tốc độ thiết kế 120 km; trên tuyến có 17 cầu lớn, 42 cầu trung, 8 cầu vượt nút giao và 20 cầu vượt quốc lộ và tỉnh lộ.
Nguồn tin từ UBND tỉnh
Quảng Ninh cho biết chiều ngày 28/5, tại thành phố Hạ Long đã diễn ra
ký biên bản ghi nhớ giữa UBND tỉnh và Công ty TNHH Phát
triển công cộng Ý - Thái (Thái Lan) về hợp tác nghiên cứu đầu tư dự án
đường cao tốc Hạ Long - Móng Cái, với tổng mức đầu tư dự kiến 1,5 tỷ
USD.
Tại lễ ký kết, ông Đỗ Thông, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã giới thiệu tiềm năng thế mạnh và tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh, trong đó nhấn mạnh vai trò quan trọng của tuyến đường cao tốc Hạ Long - Móng Cái trong việc thúc đẩy phát triển của Quảng Ninh nói riêng.
Tuyến đường cao tốc Hạ Long - Móng Cái là một dự án thành phần trong dự án tuyến đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long - Móng Cái. Tuyến đường này có chiều dài 151,5km, điểm đầu nối với tuyến đường nối thành phố Hạ Long với đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng; điểm cuối nối với cầu Bắc Luân 2.
Tuyến đường có quy mô 6 làn xe, bề rộng nền đường 35m, tốc độ thiết kế 120 km; trên tuyến có 17 cầu lớn, 42 cầu trung, 8 cầu vượt nút giao và 20 cầu vượt quốc lộ và tỉnh lộ.
Trước đó, ông Premchai Karnasuta, Chủ tịch Công ty TNHH Phát triển công cộng Ý – Thái và các cộng sự đã đi khảo sát hướng tuyến đường cao tốc Hạ Long - Móng Cái. Công ty này đề nghị tỉnh về các vấn đề liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng; chuyển đổi hình thức đầu tư... và dự kiến thời gian xây dựng tuyến đường trong 3 năm.
Trước những đề nghị của nhà đầu tư về việc nghiên cứu triển khai dự án, UNBD tỉnh Quảng Ninh đã yêu cầu nhà đầu tư đẩy nhanh việc nghiên cứu hướng tuyến, quy mô tuyến đường để hai bên có thể tính tổng mức đầu tư và bàn phương thức đầu tư, cố gắng cuối tháng 9 sẽ có hồ sơ đề xuất đầu tư.
Hai bên cũng sẽ thành lập tổ công tác để đẩy nhanh việc triển khai nghiên cứu dự án này và tỉnh Quảng Ninh cam kết sẽ đồng hành cùng nhà đầu tư, hướng dẫn thực hiện các thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam để triển khai nhanh nhất dự án này.
Trước đó, tập đoàn SE (Nhật Bản) cũng đã có cuộc làm việc với tỉnh này để đề xuất kế hoạch đầu tư dự án đường nối thành phố Hạ Long với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng theo hình thức BOT kết hợp với hình thức BT và nhà đầu tư sẽ thu hồi vốn thông qua thu thu phí giao thông kết hợp các hình thức nhượng quyền phát triển quỹ đất hai bên tuyến.
Một nhà đầu tư khác cũng quan tâm đến dự án đường cao tốc Hải Phòng - Hạ Long là liên danh giữa Công ty Cổ phần Khách sạn Hồng Vận, Công ty TNHH Tập đoàn Đầu tư Trung Thiết và Công ty TNHH Tập đoàn Thiết bị xây dựng Tô Thương - Thượng Hải.
Một nhà đầu tư trong nước là Công ty TNHH Đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long (BIM) cũng đã bày tỏ mong muốn được đầu tư tuyến đường này theo hình thức BT và BOT, thời gian thi công là hai năm. Công ty sẽ hợp tác với Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) để đối ứng thực hiện dự án, đồng thời dùng vốn vay trong nước và quốc tế.
Theo tính toán của Bộ Giao thông Vận tải, trong giai đoạn 2010 - 2015, ngành giao thông tiếp tục cần khoảng 559 ngàn tỷ đồng để đầu tư hạ tầng, trong khi nguồn vốn ngân sách chỉ có thể đáp ứng khoảng 260 ngàn tỷ đồng, tương đương khoảng 45%.
Chính vì vậy, trong nhiều năm liền, Việt Nam rất muốn thu hút các nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp cho các dự án hạ tầng giao thông, trong đó phần lớn là các dự án đường bộ, song mới chỉ có gần 30 dự án được triển khai theo mô hình BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) với tổng mức đầu tư khoảng 130 ngàn tỷ đồng.
Tại lễ ký kết, ông Đỗ Thông, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã giới thiệu tiềm năng thế mạnh và tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh, trong đó nhấn mạnh vai trò quan trọng của tuyến đường cao tốc Hạ Long - Móng Cái trong việc thúc đẩy phát triển của Quảng Ninh nói riêng.
Tuyến đường cao tốc Hạ Long - Móng Cái là một dự án thành phần trong dự án tuyến đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long - Móng Cái. Tuyến đường này có chiều dài 151,5km, điểm đầu nối với tuyến đường nối thành phố Hạ Long với đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng; điểm cuối nối với cầu Bắc Luân 2.
Tuyến đường có quy mô 6 làn xe, bề rộng nền đường 35m, tốc độ thiết kế 120 km; trên tuyến có 17 cầu lớn, 42 cầu trung, 8 cầu vượt nút giao và 20 cầu vượt quốc lộ và tỉnh lộ.
Trước đó, ông Premchai Karnasuta, Chủ tịch Công ty TNHH Phát triển công cộng Ý – Thái và các cộng sự đã đi khảo sát hướng tuyến đường cao tốc Hạ Long - Móng Cái. Công ty này đề nghị tỉnh về các vấn đề liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng; chuyển đổi hình thức đầu tư... và dự kiến thời gian xây dựng tuyến đường trong 3 năm.
Trước những đề nghị của nhà đầu tư về việc nghiên cứu triển khai dự án, UNBD tỉnh Quảng Ninh đã yêu cầu nhà đầu tư đẩy nhanh việc nghiên cứu hướng tuyến, quy mô tuyến đường để hai bên có thể tính tổng mức đầu tư và bàn phương thức đầu tư, cố gắng cuối tháng 9 sẽ có hồ sơ đề xuất đầu tư.
Hai bên cũng sẽ thành lập tổ công tác để đẩy nhanh việc triển khai nghiên cứu dự án này và tỉnh Quảng Ninh cam kết sẽ đồng hành cùng nhà đầu tư, hướng dẫn thực hiện các thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam để triển khai nhanh nhất dự án này.
Trước đó, tập đoàn SE (Nhật Bản) cũng đã có cuộc làm việc với tỉnh này để đề xuất kế hoạch đầu tư dự án đường nối thành phố Hạ Long với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng theo hình thức BOT kết hợp với hình thức BT và nhà đầu tư sẽ thu hồi vốn thông qua thu thu phí giao thông kết hợp các hình thức nhượng quyền phát triển quỹ đất hai bên tuyến.
Một nhà đầu tư khác cũng quan tâm đến dự án đường cao tốc Hải Phòng - Hạ Long là liên danh giữa Công ty Cổ phần Khách sạn Hồng Vận, Công ty TNHH Tập đoàn Đầu tư Trung Thiết và Công ty TNHH Tập đoàn Thiết bị xây dựng Tô Thương - Thượng Hải.
Một nhà đầu tư trong nước là Công ty TNHH Đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long (BIM) cũng đã bày tỏ mong muốn được đầu tư tuyến đường này theo hình thức BT và BOT, thời gian thi công là hai năm. Công ty sẽ hợp tác với Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) để đối ứng thực hiện dự án, đồng thời dùng vốn vay trong nước và quốc tế.
Theo tính toán của Bộ Giao thông Vận tải, trong giai đoạn 2010 - 2015, ngành giao thông tiếp tục cần khoảng 559 ngàn tỷ đồng để đầu tư hạ tầng, trong khi nguồn vốn ngân sách chỉ có thể đáp ứng khoảng 260 ngàn tỷ đồng, tương đương khoảng 45%.
Chính vì vậy, trong nhiều năm liền, Việt Nam rất muốn thu hút các nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp cho các dự án hạ tầng giao thông, trong đó phần lớn là các dự án đường bộ, song mới chỉ có gần 30 dự án được triển khai theo mô hình BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) với tổng mức đầu tư khoảng 130 ngàn tỷ đồng.
Theo Anh Minh
VnEconomy
VnEconomy