MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thống đốc: Chưa cổ phần hóa Agribank trong vòng 5 năm tới

08-06-2012 - 16:46 PM | Tài chính - ngân hàng

Đến năm 2015, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông dân, nông thôn của ngân hàng này không dưới 80% tổng dư nợ cho vay.

Trong phiên thảo luận về đề án tái cơ cấu nền kinh tế, liên quan đến nội dung phát triển tam nông – nông nghiệp, nông thôn, nông dân, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước – Nguyễn Văn Bình cho biết:

SBV có một nội dung hướng đến phát triển tam nông. Cụ thể: SBV có chương trình tiếp tục cổ phần hóa các ngân hàng nhà nước, nhưng riêng Ngân hàng Agribank, SBV kiên quyết trong vòng 5 năm tới không đặt vấn đề cổ phần hóa.

Trong đề án tái cơ cấu Ngân hàng Agribank, SBV muốn NH này thành trụ cột tài chính đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. 

Dư nợ cho vay tam nông của ngân hàng nay đến năm 2015 của NH Agribank không dưới 80% tổng dư nợ; còn đối với các TCTD khác dư nợ cho vay tam nông không dưới 20% tổng dư nợ của tổ chức. TCTD nào không có điều kiện để cho vay tam nông thì chuyển nguồn vốn tương ứng đó cho Agribank để Agribank cho vay tam nông.

Chính sách mở rộng mạng lưới, SBV ưu tiên cho các TCTD mở mạng lưới ở nông thôn. SBV cũng có đề án phát triển tài chính vi mô để đưa dịch vụ tài chính đến vùng nông thôn, vùng sau vùng xa.

SBV cũng sẽ bám sát Bộ Nông nghiệp và NÔng thôn trên đề án tái cấu trúc nông nghiệp, nông thôn để có hổ trợ theo hướng đưa công nghệ cao vào nông nghiệp để thay đổi năng suất lao động, cách thức canh tác. 

Trả lời câu hỏi nguồn lực từ đâu để thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam? Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết: SBV có một số công cụ như sau:

(i) SBV kêu gọi và huy động mọi nguồn vốn của mọi thành phần kinh tế tham gia vào quá trình tái cơ cấu hệ thống tín dụng. Trong thời gian qua đã có nhiều nhà đầu tư, tổ chức  kinh tế tham gia vào quá trình này – họ chấp nhận những tổn thất trước mắt họ được tham gia vào hoạt động này để tạo ra lợi nhuận tương lai;

(ii) SBV kêu gọi vốn đầu tư từ nước ngoài. Đến nay có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đăng ký với SBV để tham gia vào quá trình này.  Nhưng phương châm của SBV chỉ khi nào các nhà đầu tư trong nước không tham gia vào đầu tư khi đó SBV mới kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài để đảm bảo quyền lợi, lợi ích của nền kinh tế trong nước.

(iii) Có sự can thiệp của nhà nước. Đến nay có 2 phương thức can thiệp chính:  thành lập công ty mua bán nợ - tạo ra đòn bẫy, tạo ra các công cụ để chúng ta có thể xử lý trong ngắn hạn hoặc SBV được quyền góp vốn mua cổ phần của các TCTD.

Đối với phương thức góp vốn - đây là phương thức để SBV được tham gia vào quản trị điều hành các TCTD yếu kém, khôi phục các tổ chức này. Sau đó SBV kêu gọi nhà đầu tư mua lại phần vốn của nhà nước.

Q. Nguyễn

quynhnn

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên