Thống đốc: Sẽ xử lý 9 ngân hàng yếu kém trong tháng 6
Trong tuần qua Thường trực Chính phủ đã thông qua phương án xử lý 2 trong 9 ngân hàng đó.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình trong phiên chất vấn tại Quốc hội chiều nay cho biết: liên quan đến Đề
án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam, những nội dung đặt ra cho năm 2012
SBV đã triển khai trên thực tế.
Chính phủ đã nhất trí nội dung trọng tâm trong năm 2012 là tập trung vào xử lý các ngân hàng đặc biệt yếu kém trong hệ thống ngân hàng.
SBV đã xử lý các NHTMCP yếu kém, đã tiến hành thanh tra toàn diện và kiểm toán độc lập 9 ngân hàng này tạo tiền đề cho việc xử lý tiếp theo. Hiện nay, đối với 9 tổ chức tín dụng này đã có phương án xử lý.
Trong tuần qua Thường trực Chính phủ đã thông qua phương án xử lý 2 trong 9 ngân hàng đó. Trong tuần tiếp theo, mỗi tuần SBV sẽ trình Chính phủ 2 đề án cụ thể để đảm bảo rằng trong tháng 6 các đề án cụ thể xử lý cho từng tổ chức tín dụng về cơ bản được thông qua. Trên cơ sở phê duyệt của Chính phủ, SBV sẽ công bố công khai.
Các ngân hàng cần xử lý lần này được chia làm 2 nhóm: ( i) buộc phải xử lý; (ii) nâng cao năng lực – tự nguyện sáp nhập, SBV chỉ thông qua đề án.
Đối với 9 ngân hàng thuộc nhóm bị bắt buộc: Trên cơ sở kết quả kiểm toán, phương châm đầu tiên của SBV cho các tổ chức tự xây dựng phương án xử lý. Trong trường hợp tổ chức tín dụng không đưa ra được phương án tự tái cấu trúc, Nhà nước và SBV sẽ tham gia vào xử lý các tổ chức tín dụng này.
Tuy nhiên đến nay, các tổ chức này đã tìm được phương án xử lý: (i) khắc phục thông qua việc kêu gọi các nhà đầu tư mới tham gia khắc phục yếu kém về tài chính, quản trị của tổ chức; (ii) tìm được đối tác kịp thời hợp nhất, sáp nhập.
Đối với nhóm nâng cao quy mô, năng lực cạnh tranh: Đến nay các TCTD đang tìm kiếm nhau.
Chính phủ đã nhất trí nội dung trọng tâm trong năm 2012 là tập trung vào xử lý các ngân hàng đặc biệt yếu kém trong hệ thống ngân hàng.
SBV đã xử lý các NHTMCP yếu kém, đã tiến hành thanh tra toàn diện và kiểm toán độc lập 9 ngân hàng này tạo tiền đề cho việc xử lý tiếp theo. Hiện nay, đối với 9 tổ chức tín dụng này đã có phương án xử lý.
Trong tuần qua Thường trực Chính phủ đã thông qua phương án xử lý 2 trong 9 ngân hàng đó. Trong tuần tiếp theo, mỗi tuần SBV sẽ trình Chính phủ 2 đề án cụ thể để đảm bảo rằng trong tháng 6 các đề án cụ thể xử lý cho từng tổ chức tín dụng về cơ bản được thông qua. Trên cơ sở phê duyệt của Chính phủ, SBV sẽ công bố công khai.
Các ngân hàng cần xử lý lần này được chia làm 2 nhóm: ( i) buộc phải xử lý; (ii) nâng cao năng lực – tự nguyện sáp nhập, SBV chỉ thông qua đề án.
Đối với 9 ngân hàng thuộc nhóm bị bắt buộc: Trên cơ sở kết quả kiểm toán, phương châm đầu tiên của SBV cho các tổ chức tự xây dựng phương án xử lý. Trong trường hợp tổ chức tín dụng không đưa ra được phương án tự tái cấu trúc, Nhà nước và SBV sẽ tham gia vào xử lý các tổ chức tín dụng này.
Tuy nhiên đến nay, các tổ chức này đã tìm được phương án xử lý: (i) khắc phục thông qua việc kêu gọi các nhà đầu tư mới tham gia khắc phục yếu kém về tài chính, quản trị của tổ chức; (ii) tìm được đối tác kịp thời hợp nhất, sáp nhập.
Đối với nhóm nâng cao quy mô, năng lực cạnh tranh: Đến nay các TCTD đang tìm kiếm nhau.
Q. Nguyễn