Đức muốn tăng điều kiện khoản vay của Tây Ban Nha
Đề xuất này được xem là đòn giáng trực tiếp vào Tây Ban Nha giữa lúc Madrid thực sự cần thỏa thuận cho vay lên tới 100 tỷ euro để vực dậy khu vực ngân hàng đang điêu đứng.
Ngày 15/6, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Đức Jens Weidmann đề nghị Khu vực đồng euro áp đặt nhiều điều kiện đối với thỏa thuận cho vay mà các bộ trưởng tài chính khu vực vừa nhất trí dành cho Tây Ban Nha cách đây gần một tuần.
Đề xuất của ông Weidmann được xem là đòn giáng trực tiếp vào Tây Ban Nha giữa lúc Madrid thực sự cần thỏa thuận cho vay lên tới 100 tỷ euro (126 tỷ USD) này để vực dậy khu vực ngân hàng đang điêu đứng của mình.
Trả lời phỏng vấn nhật báo El Pais, ông Weidmann cho rằng do có sự ràng buộc giữa các lĩnh vực chính sách khác nhau, nên cần áp dụng nhiều điều kiện hơn đối với thỏa thuận cứu trợ dành cho Tây Ban Nha.
Nếu không áp đặt các điều kiện bên ngoài hệ thống tài chính thì việc làm này có thể làm lung lay cam kết với các điều kiện của các chương trình hiện có. Ông cho biết đã có những đề nghị về nới lỏng điều kiện cho vay đối với Ireland, Bồ Đào Nha, thậm chí cả Hy Lạp.
Ông dự đoán sự chậm trễ trong việc giải quyết những vấn đề thuộc về cơ cấu sẽ khiến khủng hoảng nợ công càng kéo dài và phản ứng của thị trường trong những ngày gần đây đã minh chứng cho mối lo ngại này.
Ông Weidmann kêu gọi đưa ra giải pháp toàn diện cho thỏa thuận cho vay dành cho Hy Lạp, bao gồm cải cách một loạt lĩnh vực như kiểm soát ngân sách của các vùng và phân chia thị trường lao động, đồng thời bày tỏ hy vọng việc Hy Lạp chưa xin cứu trợ chứng tỏ vẫn còn có các "kênh" hỗ trợ tài chính không kèm theo điều kiện.
Theo người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Đức, các nước thành viên Khu vực đồng euro sẽ phải từ bỏ phần lớn chủ quyền đối với ngân sách trước khi khu vực này có thể biến nợ thành tài sản chung, như phát hành trái phiếu khu vực đồng euro; trong khi Tây Ban Nha khó có thể chấp nhận điều kiện vay nợ vì vấn đề này liên quan đến niềm tự hào dân tộc của họ.
Quan chức này cũng tỏ ý nghi ngại về kế hoạch phát hành trái phiếu Khu vực đồng euro để tài trợ các dự án hạ tầng cơ sở xuyên quốc gia nhằm vực dậy các nền kinh tế trong khu vực.
Liên quan các nỗ lực giải quyết khủng hoảng nợ công trong Khu vực đồng euro, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi cùng ngày cho biết các nhà hoạch định chính sách Liên minh châu Âu (EU) sẽ sớm công bố quan điểm của họ nhằm trấn an thị trường cũng như người dân ở khu vực này.
Phát biểu tại hội nghị với các tổ chức theo dõi ECB ở Frankfurt, Đức, ông Draghi cho biết vẫn thường xuyên tiếp xúc với 3 quan chức EU còn lại được giao trọng trách soạn thảo "kế hoạch tổng thể" cho tương lai Khu vực đồng euro - gồm Chủ tịch EU Herman Van Rompuy, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose-Manuel Barroso và Chủ tịch Nhóm các bộ trưởng tài chính Khu vực đồng euro Jean Claude Juncker - để phản ánh các yếu tố liên quan tầm nhìn dài hạn hơn cho liên minh kinh tế - tiền tệ châu Âu.
Ông cho biết nhóm "bộ tứ" này sẽ công bố quan điểm của mình tại Hội nghị thượng đỉnh EU vào cuối tháng này. Ông nhấn mạnh tại thời điểm khủng hoảng và hỗn loạn tài chính hiện nay, việc Khu vực đồng euro chia sẻ một đường hướng và mục tiêu chung là thắng lợi lớn.
Cũng trong ngày 15/6, cơ quan xếp hạng tín dụng quốc tế Moody's đã hạ mức xếp hạng này của một số ngân hàng lớn của Pháp, Bỉ, Luxembourg và Hà Lan, do tình hình tài chính xấu đi trong Khu vực đồng euro.
Các ngân hàng Pháp bị tụt hạng lần này gồm BNP Paribas, Sociate Generale và Credit Agricole. Moody's cho biết sẽ tiếp tục đánh giá thực trạng tài chính của các ngân hàng này.
Ngân hàng Banque et Caisse d'Epargne de l'Etat (BCEE) của Luxembourg bị đánh tụt hạng chủ yếu vì các hoạt động vay mượn lớn và đầu tư cho khu vực ngân hàng, đặc biệt đầu tư cho trái phiếu chính phủ của Italy và khu vực ngân hàng châu Âu nói chung.
Quyết định hạ bậc xếp hạng tín dụng của 5 tập đoàn ngân hàng Hà Lan phản ánh quan điểm của Moody's cho rằng các ngân hàng này sẽ đối mặt với các điều kiện hoạt động khó khăn trong và sau năm 2012.
Đề xuất của ông Weidmann được xem là đòn giáng trực tiếp vào Tây Ban Nha giữa lúc Madrid thực sự cần thỏa thuận cho vay lên tới 100 tỷ euro (126 tỷ USD) này để vực dậy khu vực ngân hàng đang điêu đứng của mình.
Trả lời phỏng vấn nhật báo El Pais, ông Weidmann cho rằng do có sự ràng buộc giữa các lĩnh vực chính sách khác nhau, nên cần áp dụng nhiều điều kiện hơn đối với thỏa thuận cứu trợ dành cho Tây Ban Nha.
Nếu không áp đặt các điều kiện bên ngoài hệ thống tài chính thì việc làm này có thể làm lung lay cam kết với các điều kiện của các chương trình hiện có. Ông cho biết đã có những đề nghị về nới lỏng điều kiện cho vay đối với Ireland, Bồ Đào Nha, thậm chí cả Hy Lạp.
Ông dự đoán sự chậm trễ trong việc giải quyết những vấn đề thuộc về cơ cấu sẽ khiến khủng hoảng nợ công càng kéo dài và phản ứng của thị trường trong những ngày gần đây đã minh chứng cho mối lo ngại này.
Ông Weidmann kêu gọi đưa ra giải pháp toàn diện cho thỏa thuận cho vay dành cho Hy Lạp, bao gồm cải cách một loạt lĩnh vực như kiểm soát ngân sách của các vùng và phân chia thị trường lao động, đồng thời bày tỏ hy vọng việc Hy Lạp chưa xin cứu trợ chứng tỏ vẫn còn có các "kênh" hỗ trợ tài chính không kèm theo điều kiện.
Theo người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Đức, các nước thành viên Khu vực đồng euro sẽ phải từ bỏ phần lớn chủ quyền đối với ngân sách trước khi khu vực này có thể biến nợ thành tài sản chung, như phát hành trái phiếu khu vực đồng euro; trong khi Tây Ban Nha khó có thể chấp nhận điều kiện vay nợ vì vấn đề này liên quan đến niềm tự hào dân tộc của họ.
Quan chức này cũng tỏ ý nghi ngại về kế hoạch phát hành trái phiếu Khu vực đồng euro để tài trợ các dự án hạ tầng cơ sở xuyên quốc gia nhằm vực dậy các nền kinh tế trong khu vực.
Liên quan các nỗ lực giải quyết khủng hoảng nợ công trong Khu vực đồng euro, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi cùng ngày cho biết các nhà hoạch định chính sách Liên minh châu Âu (EU) sẽ sớm công bố quan điểm của họ nhằm trấn an thị trường cũng như người dân ở khu vực này.
Phát biểu tại hội nghị với các tổ chức theo dõi ECB ở Frankfurt, Đức, ông Draghi cho biết vẫn thường xuyên tiếp xúc với 3 quan chức EU còn lại được giao trọng trách soạn thảo "kế hoạch tổng thể" cho tương lai Khu vực đồng euro - gồm Chủ tịch EU Herman Van Rompuy, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose-Manuel Barroso và Chủ tịch Nhóm các bộ trưởng tài chính Khu vực đồng euro Jean Claude Juncker - để phản ánh các yếu tố liên quan tầm nhìn dài hạn hơn cho liên minh kinh tế - tiền tệ châu Âu.
Ông cho biết nhóm "bộ tứ" này sẽ công bố quan điểm của mình tại Hội nghị thượng đỉnh EU vào cuối tháng này. Ông nhấn mạnh tại thời điểm khủng hoảng và hỗn loạn tài chính hiện nay, việc Khu vực đồng euro chia sẻ một đường hướng và mục tiêu chung là thắng lợi lớn.
Cũng trong ngày 15/6, cơ quan xếp hạng tín dụng quốc tế Moody's đã hạ mức xếp hạng này của một số ngân hàng lớn của Pháp, Bỉ, Luxembourg và Hà Lan, do tình hình tài chính xấu đi trong Khu vực đồng euro.
Các ngân hàng Pháp bị tụt hạng lần này gồm BNP Paribas, Sociate Generale và Credit Agricole. Moody's cho biết sẽ tiếp tục đánh giá thực trạng tài chính của các ngân hàng này.
Ngân hàng Banque et Caisse d'Epargne de l'Etat (BCEE) của Luxembourg bị đánh tụt hạng chủ yếu vì các hoạt động vay mượn lớn và đầu tư cho khu vực ngân hàng, đặc biệt đầu tư cho trái phiếu chính phủ của Italy và khu vực ngân hàng châu Âu nói chung.
Quyết định hạ bậc xếp hạng tín dụng của 5 tập đoàn ngân hàng Hà Lan phản ánh quan điểm của Moody's cho rằng các ngân hàng này sẽ đối mặt với các điều kiện hoạt động khó khăn trong và sau năm 2012.
Theo TTXVN